(Dân trí) - Theo truyền thuyết từ đời Hùng Vương thứ 18, khi Phan Công Tây Nhạc Đại Vương hành quân qua Thị Cấm dẹp giặc nhà Thục, dân làng đã kéo lửa thổi cơm chi viện viện quân lương, đồng sức đồng lòng cùng quân đội chống giặc. Sau đó đất nước được thái bình, tướng Phan Công ở lại dạy dân làng trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Từ đó hàng năm dân làng lại mở hội kéo lửa thổi cơm thi vào đúng ngày mùng 8 tháng Giêng.
Sau phần nghi lễ trang trọng tại đình làng, bốn nhóm bắt đầu kéo lửa bằng những công cụ cổ xưa để chuẩn bị thổi cơm thi. Đây là phần vô cùng quan trọng trong lễ hội bắt nguồn từ nền văn minh của loài người khi tìm ra lửa.
Trong từ 2 - 3 phút ngọn lửa bùng cháy, lúc này người dân giơ cao bùi nhùi và thổi mạnh nuôi lửa chuẩn bị nấu cơm.Đồng thời cùng với kéo lửa, 4 thiếu niên khỏe mạnh lập tức cầm bình chạy that nhanh đi lấy nước ở miếu làng để mang về thổi cơm cơm.Thóc được giã, sàng sẩy, nhặt sạn... cũng rất nhanh.Những phụ nữ lớn tuổi được phân công nhặt trấu để sao cho gạo khi cho vào nồi phải trắng tinh, công việc này được làm đồng thời cùng lúc với kéo lửa.Cuộc thi cực kỳ sôi động tại đình làng Thị Cấm, người đi xem hội vòng trong vòng ngoài vây kín sân đình các đống rơm đã được nhóm xong bốc khói nghi ngút chờ bắc nồi lên bếp.Từ lúc kéo lửa đến khi gạo được cho vào nồi đặt lên bếp chỉ trong khoảng thời gian 10 phút.Sau khoảng thời gian thổi trên bếp với ngọn lửa bốc cao, các nồi cơm nhanh chóng được vùi kỹ vào đống rơm đang cháy để ủ cho đến lúc chín.Lúc này các cụ cao tuổi làng Thị Cấm đi vòng quanh sân đình xem xét các nhóm thổi cơm, chuẩn bị mang ra chấm điểm.Khói rơm mù mịt cả đình làng.
Các cụ cầm que chọc vào đống rơm đang ủ nồi để kiểm tra trước khi bắc ra.
Trong vòng 30 phút, 4 nồi cơm của 4 đội đã chín và được các cụ rước vào đình làng chấm điểm.Cơm được cho là ngon phải dẻo, không cháy, mở vung thơm nức.
Hội thi kéo lửa thổi cơm kết thúc cũng là lúc dân làng cùng nhau dọn dẹp, trả lại không gian tôn nghiêm cho đình làng Thị Cấm.