Số phận những đứa trẻ... mọc râu

(Dân trí) - Giữa thế kỷ 16, một nhà tế bần được bí mật dựng lên dưới chân dãy núi An-pơ của Thụy Sĩ chỉ dành riêng cho những đứa trẻ mọc râu. Anh em nhà Grimm đã có lần tới viếng thăm nơi đây, từ đó viết lên câu chuyện cổ nổi tiếng “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”.

Trước thời đại đồ đồng, những đứa trẻ mọc râu luôn bị coi là hiện thân của ma quỷ, nhẹ thì bị bỏ rơi trong rừng giữa móng vuốt thú hoang, nặng thì bị quẳng xuống vực. Thậm chí sang thời trung cổ, tín ngưỡng Cơ đốc giáo còn cho phép thực hiện những vụ tàn sát dã man hơn: hàng trăm sinh linh vô tội bị chất thành đống, sau đó người ta xối dầu và... châm lửa đốt.

 

Bình minh thời đại công nghiệp là quãng lịch sử đen tối khác của bọn trẻ mọc râu. Chúng bị đẩy tới những công trường có điều kiện làm việc nguy hiểm nhất: khu nạo vét thủy ngân, lò nấu kim loại, mỏ than, nhà máy đun thạch tín... Chúng lớn lên trong sự tủi hổ, luôn cô lập mình với thế giới. Một số đứa nhanh nhẹn biết dùng đá nhọn cắt bớt râu sau đó lang thang đường chợ xin ăn, nhưng rốt cuộc cũng chết trong sự cô đơn và đói rét.

 

 

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 1
 

Jojo - người Mặt Chó

Bị bố mẹ bỏ rơi ngay từ lúc mới chào đời, bọn trẻ mọc râu chỉ còn biết trông cậy vào các nhà tế bần nghèo khó làm chốn nương thân. Một vài trường hợp may mắn hơn thì được các gánh xiếc cưu mang và đem ra trước công chúng làm trò biểu diễn.

 

Nổi tiếng nhất thời kỳ này là cậu bé Jojo Mặt Chó - người mắc bệnh bẩm sinh có lông phủ kín toàn bộ khuôn mặt. (Ảnh bên)

 

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, một chính sách bí mật của chính phủ Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc cắt râu bọn trẻ để... làm chăn đắp cho ngựa. Các khu “chăm sóc” quy mô lớn mọc lên và việc cắt tỉa diễn ra đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên ngay trước khi chiến tranh kết cũng, những “viện nuôi dưỡng” này biến mất không dấu vết, bí hiểm và lặng lẽ như lúc nó ra đời. Sự việc tương tự cũng xảy ra hồi Thế Chiến thứ 2.

 

 

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 2

Những chú lùn trên các công trường thủ công (Ảnh minh họa).

 

Công nghệ cạo lông hiện đại giữa thế kỷ 20 cho phép bọn trẻ bất hạnh này có một cuộc sống “dễ thở” hơn. Chúng bắt đầu được bước chân ra đường phố, tất nhiên có sự hạn chế nhất định và với điều kiện ngặt nghèo: phải tỉa râu thành chòm ngay ngắn. Dù vậy số lượng trẻ mọc râu bị bỏ rơi vẫn không suy giảm cho đến mãi những năm cuối thế kỷ sau này.

 

Bùng nổ kinh tế những năm 1980 cho phép bố mẹ bọn trẻ có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về cuộc đời bất hạnh của con mình. Những người cùng cảnh ngộ xích lại gần nhau hơn, lập nên tổ chức “Vì những đứa trẻ mọc râu”. Và mãi cho đến đầu thế kỷ 21, lần đầu tiên số phận những đứa trẻ này được công bố rộng rãi trước công chúng, như một lời kêu gọi sự đối xử bình đẳng và nhân đạo.

 

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 3

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 4

Bé Ethan ở Toronto, Canada

Bé giấu tên, Mỹ

 

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 5

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 6

Bé Christianna F ở Lawrence, Kansat, Mỹ

 

Bé Leslie D. P ở Jacksonville, Florida

 

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 7

Số phận những đứa trẻ... mọc râu - 8

Bé Derrick J. ở Newark,
New York.

Bé Nelson ở Toronto, Canada

 

Hải Minh

Theo Secretlair