Những sai lầm điển hình của cha mẹ trong giai đoạn “lấy đà” của trẻ
Khoa học đã chứng minh, sau giai đoạn 1.000 ngày đầu đời thì “tiền dậy thì” (6-11 tuổi) chính là thời điểm nền tảng để trẻ phát huy tất cả thế mạnh thể chất và trí não. Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh vô tình đánh mất cơ hội để trẻ phát triển hết tiềm năng của bản thân khi chưa hiểu đúng về giai đoạn “lấy đà” của trẻ.
Cho rằng Dậy thì mới là thời điểm “vàng”
Hỏi 10 mẹ thì 9 mẹ cho rằng: chỉ khi nào thấy con có dấu hiệu dậy thì rõ rệt thì mới tập trung cật lực vào dinh dưỡng cho trẻ với mong muốn con cao lớn nhanh, có nhiều sức khỏe và năng lượng để học tập, thi cử hiệu quả.
Sự thật:
Dậy thì là quá trình thay đổi thể chất từ cơ thể một đứa trẻ trở thành cơ thể người lớn, có khả năng sinh sản. Cha mẹ sẽ thấy con mình cao vượt trội, trọng lượng cơ thể cũng tăng nhanh, lượng mỡ dưới da dày lên và cả những thay đổi về hình dáng bên ngoài. Tuy nhiên, những sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (thường chỉ là 1-2 năm). Ngay sau thời điểm “đỉnh cao” này, mọi sự phát triển của trẻ sẽ gần như chậm, thậm chí là dừng lại.
Trước khi đạt được phong độ cao nhất vào thời điểm dậy thì, trẻ đã có cả một giai đoạn chuẩn bị khá dài (từ 6 đến 11 tuổi). Khoảng thời gian này có thể gọi là “lấy đà” để chuẩn bị cho lúc bật nhảy – dậy thì – giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí tuệ và sức khoẻ.
Lơ là về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Con vào lớp 1 cũng là thời điểm hầu hết cha mẹ cảm thấy “nhẹ gánh” về việc ăn uống, bệnh tật của con. Cũng chính vì thế mà các bậc phụ huynh thường không quá chú trọng đến khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này, thường cho trẻ tự ăn, chiều theo sở thích ăn vặt của trẻ.
Sự thật:
Giai đoạn “lấy đà” được ví như nền móng của một ngôi nhà, cần rất nhiều đầu tư, đúng và đủ vào dinh dưỡng. Ở lứa tuổi này, nếu ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì. Ngược lại, nếu dinh dưỡng không đủ, trẻ sẽ bị gầy, còi cọc, nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng thể thấp còi gây hạn chế về phát triển chiều cao và là nguyên nhân gây ra 1 số bệnh mạn tính khi trưởng thành như tim mạch, tiểu đường, thậm chí là ung thư.
Vì vậy ở giai đoạn này, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, và đặc biệt là đầy đủ các các chất mà trẻ thường thiếu như: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, kẽm, vitamin B1, B2...
Để làm được điều này, khẩu phần ăn của trẻ cần có sự đa dạng, ít nhất 15 loại thực phẩm từ 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó lưu ý đến sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm. Phụ huynh nên tập cho con ăn nhiều loại thức ăn không chỉ thịt cá mà còn có rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu nành… Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, ngũ cốc đặc biệt là đậu nành cung cấp nguồn đạm thực vật không cholesterol, giàu omega 3, omega 6 tốt cho trí não, thị lực và hệ tim mạch của trẻ.
Bên cạnh các bữa ăn chính, sữa cũng là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn lấy đà. Trẻ 6-7 tuổi nên tiêu thụ 4,5 đơn vị sữa; 8-9 tuổi cần 5 đơn vị; 10-11 tuổi cần 6 đơn vị. Mỗi đơn vị tương đương với 100ml sữa dạng lỏng, hoặc 100g sữa chua, hoặc 15g phô mai. Để đảm bảo bữa ăn đa dạng và cân đối, bên cạnh nguồn sữa bò quen thuộc cha mẹ nên khuyến khích bé uống thêm sữa đậu nành. Sữa đậu nành Fami kid vừa cung cấp nguồn đạm lành, vừa được bổ sung canxi, DHA, kẽm, vitamin B là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn lấy đà, đặc biệt Fami kid có hương vị Socola được trẻ em trên toàn thế giới yêu thích.
Ép con học hành, xem nhẹ tập luyện thể chất
Càng lên lớp lớn, lịch học của các em học sinh càng nặng nề hơn. Lo lắng con không đạt thành tích cao, cha mẹ nào cũng “thúc” con đầu tư tối đa cho việc học. Trẻ ít có thời gian tham gia các hoạt động thể chất như: tập thể dục, chạy nhảy vui chơi, tham gia hội thao… Hầu hết ở thành thị, hầu hết trẻ bị cấm vui chơi ngoài trời, ngoài đường… vì thế trẻ thường lười vận động, chọn cách giải trí bằng các thiết bị điện tử - ti-vi tại nhà.
Sự thật: Trẻ nạp nhiều năng lượng mà không vận động thường sẽ cao to nhưng không khoẻ mạnh; trí não kém minh mẫn, sáng tạo. Ở giai đoạn lấy đà, bên cạnh dinh dưỡng đầy đủ cân đối, vận động còn là chìa khóa giúp trẻ có phát triển tốt đặc biệt là chiều cao. Vận động còn giúp cơ bắp của trẻ được rèn luyện, săn chắc hơn, dẻo dai hơn. Nhắc nhở trẻ đều đặn tập thể dục và hít thở không khí trong lành sáng sớm là cực kỳ có lợi. Trẻ cũng nên chơi ít nhất 2 môn thể thao khác nhau để phát triển toàn diện các cơ bắp (bóng rổ, bơi lội, võ thuật, aerobic, thể dục nhịp điệu…). Cha mẹ nên cổ vũ con tham gia vào các Hội thao, Giải đấu thể thao… để khai thác tiềm năng vận động ở trẻ, cũng như tạo thói quen rèn luyện thân thể về lâu dài.
Sữa đậu nành Fami kid - cung cấp 5 dưỡng đầy đủ cho trẻ giai đoạn “lấy đà” để phát triển toàn diện: canxi, vitamin D, vitamin nhóm B, DHA và Biotin. Đồng thời Fami kid còn mang lại nguồn đạm lành từ đậu nành không cholesterol, đầy đủ các axit amin thiết yếu, giàu chất béo no Omega 3, Omega 6 tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ về lâu dài.