Những nghịch lý trong chuyện ăn uống để khỏe của đàn ông

Đàn ông dù ở bất cứ quốc gia nào cũng có mối quan tâm thầm kín đến sức khỏe sinh lý. Ăn gì, uống gì cho khỏe và duy trì lâu dài phong độ “chuyện ấy” luôn là chủ đề tìm hiểu và bàn luận của cánh mày râu. Nhưng nếu như trên thế giới, người ta tin vào khoa học để “bồi bổ” thì ở Việt Nam, một số “đấng mày râu” lại tin vào truyền miệng.

Ăn những thứ thế giới  “kiêng”

Ngày lễ tết, bên mâm nhậu, lạng cao hổ hay bình rượu ngâm rắn là thứ các anh hể hả đem ra khoe đầy tự hào. Đó là vì họ tin rằng: “ăn loại động vật nào càng dữ thì giúp sinh lực càng mạnh”. Nhiều người sẵn sàng bỏ hàng chục triệu đồng để lùng sừng tê giác, soup của quý của hổ để cải thiện được “sức mạnh” sinh lý. Cũng vì tin lời đồn thổi, không ít người còn thử cả những món như huyết lìn (máu khô của khỉ cái) vì tin rằng giúp tráng dương bổ thận hoặc mua hàng kilogam sá sùng (giun biển) với suy nghĩ “ăn gì bổ nấy”.

 

Hầu hết mọi tin đồn “ăn gì bổ nấy” đều xuất phát từ các tiệc nhậu của các ông
Hầu hết mọi tin đồn “ăn gì bổ nấy” đều xuất phát từ các tiệc nhậu của các ông

Trong khi, trên thế giới, từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sừng tê giác có cấu tạo thành phần không khác gì móng tay, nọc độc của bọ cạp không hữu ích cho sức khỏe sinh lý… Và việc dùng nhiều loại “ăn gì bổ nấy” cũng là nguyên nhân của những trường hợp tiền mất tật mang, hại thận thậm chí còn nhiều rắc rối khác trong chuyện phòng the.

Cữ những thứ thế giới ăn

Ngược lại, do tin vào truyền miệng mà nhiều quý ông lại tỏ ra thờ ơ một loại thực phẩm mà thế giới đã công nhận là tốt cho sức khỏe: đậu nành. Lý do nghe chừng khá “lô-gíc” là vì đậu nành có Isoflavones tốt cho nữ giới thì không tốt cho nam, khiến nam yếu sinh lý hay khó có con.

Giải thích cho sự nhầm lẫn tai hại này, TS. Mark Messina, ĐH Loma Linda, Mỹ, Giám đốc Viện dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ đã khẳng định: Isoflavones có tác dụng hoàn toàn khác với estrogen của nữ giới. Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới từ 18-35 tuổi cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh dịch và tinh trùng. Đáng chú ý, Isoflavones còn có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít.

 

Isoflavones gồm 3 chất khác nhau, có tác dụng khác với estrogen
Isoflavones gồm 3 chất khác nhau, có tác dụng khác với estrogen

Các nhà khoa học cũng chứng minh, đậu nành là loại thực phẩm có nguồn đạm hoàn chỉnh, đủ các chất sinh năng lượng và hơn 30 vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe. Với nam giới, ngoài tác dụng giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường, đậu nành có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt – một nỗi khổ lớn của quý ông.

 

Đậu nành góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe của nam giới trong thời hiện đại
Đậu nành góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe của nam giới trong thời hiện đại

Nhìn vào án oan của đậu nành mới thấy thực phẩm quý cho sức khỏe chẳng ở đâu xa. Điều cần thiết là quý ông có lẽ sẽ cần sáng suốt kiểm chứng thông tin khoa học trước khi đầu tư cho sức khỏe, đừng chạy theo tin đồn hoặc lời truyền miệng để tránh tiền mất tật mang.

Để tìm hiểu thêm thông tin về đậu nành và sức khỏe nam giới, vui lòng tham khảo Cổng thông tin chính thức về đậu nành tại Việt Nam: Đậu nành – Dinh dưỡng lành (www.daunanhdinhduonglanh.vn)

Kỳ sau: Đàn ông muốn khỏe? Đừng tin vào truyền miệng!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm