Nhọc nhằn những phụ nữ oằn mình gánh đá mưu sinh

(Dân trí) - Nhiều phụ nữ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi quanh năm suốt tháng chọn công việc "phu đá lạnh" để mưu sinh.

Xã Bình Châu nằm nép mình bên cảng Sa Kỳ, là địa phương gắn liền với các hoạt động về biển. Ở đây, những người đàn ông thường theo tàu ra khơi, lúc vài tuần, có khi vài tháng mới trở về. Những người phụ nữ ở nhà lo toan mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, để bớt gánh nặng kinh tế cho chồng, họ chọn công việc "phu đá lạnh" nhọc nhằn để nuôi con cái ăn học những ngày chồng đi xa.

Họ là những phụ nữ tuổi trên dưới 40, nước da đen sạm vẫn thoăn thoắt gồng mình gánh những khối đá nặng 20-30 kg chuyển lên tàu cá ngoài cảng Sa Kỳ chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Nghề "phu đá lạnh" không có giờ giấc cố định, tất cả đều tuỳ thuộc vào tàu cá cập bến. "Có khi 2 giờ sáng phải thức dậy khiêng đá lên tàu, cũng có lúc 12 giờ trưa phải đội nắng khiêng vài chục tấn đá là chuyện bình thường". Chị Võ Thị Mai (50 tuổi) cho biết.

Những nữ "phu đá" đều có chồng đi theo tàu cá làm thuê, vài tuần nửa tháng lại về, nhưng cũng không ít người chồng ra khơi không trở về, họ phải một mình tảo tần mưu sinh nuôi con cái ăn học. Cuộc sống của những phụ nữ ở xã Bình Châu cứ xoay vần với các chuyến hàng nặng trịch nằm vắt vẻ trên lưng qua chiếc gậy tre. "Chúng tôi không biết mỗi ngày vác bao nhiêu đá, chỉ biết mỗi khối đá được trả 500 đồng, ngày nào làm nhiều thì thu nhập khoảng 100.000 đồng". Chị Nguyễn Thị Hà (45 tuổi, ngụ Tịnh Hoà) vừa lau mồ hôi vừa tâm sự.

Công việc nặng nhọc, lại phát sinh nhiều bệnh về xương khớp, cột sống...nhưng họ vẫn làm từ ngày này qua tháng khác không ngưng nghỉ. "Chồng tôi đi theo tàu cá làm thuê, chuyến nào thuận buồm xuôi gió được nhiều cá thì chủ trả cho thêm được ít đồng, nhưng có chuyến tay trắng trở về nên tôi phải duy trì công việc này để kiếm sống, chứ không cả nhà không biết dựa vào đâu". Chị Nguyến Thị Thuỷ (35 tuổi) chia sẻ.

Hàng trăm phụ nữ ở xã Bình Châu chọn công việc vác đá lạnh để kiếm tiền nuôi con cái.
Hàng trăm phụ nữ ở xã Bình Châu chọn công việc vác đá lạnh để kiếm tiền nuôi con cái.
Công việc không có giờ giấc cố định, chủ tàu cá kêu giờ nào thì họ làm giờ đó. Lúc thì 1-2 giờ sáng, có khi 12 giờ trưa.
Công việc không có giờ giấc cố định, chủ tàu cá kêu giờ nào thì họ làm giờ đó. Lúc thì 1-2 giờ sáng, có khi 12 giờ trưa.
Công việc của họ không mất tiền bạc đầu tư, chỉ mất mỗi sức khoẻ. Ngày nào cũng gánh trên vai hàng trăm cây đá, tối về đau nhức hết người. Chị Thơm tâm sự.
Công việc của họ không mất tiền bạc đầu tư, chỉ mất mỗi sức khoẻ. "Ngày nào cũng gánh trên vai hàng trăm cây đá, tối về đau nhức hết người". Chị Thơm tâm sự.
Nặng nhọc, vất vả nhưng thu nhập của phu đá lạnh chẳng là bao, ngày nhiều hàng thì cỡ 100.000 đồng, lúc ít hàng thì vài ba chục nghìn.
Nặng nhọc, vất vả nhưng thu nhập của "phu đá lạnh" chẳng là bao, ngày nhiều hàng thì cỡ 100.000 đồng, lúc ít hàng thì vài ba chục nghìn.
Những nữ phu đá lạnh ở đây đều trên dưới 40 tuổi, có người đã gắn bó gần 20 năm với công việc này.
Những nữ "phu đá lạnh" ở đây đều trên dưới 40 tuổi, có người đã gắn bó gần 20 năm với công việc này.
​Chiếc gậy tre dài khoảng 2 mét là công cụ duy nhất cho công việc của những phu đá lạnh.
​Chiếc gậy tre dài khoảng 2 mét là công cụ duy nhất cho công việc của những "phu đá lạnh".
Trong những phu đá không phải ai cũng may mắn có niềm vui mong ngóng chồng con sau mỗi chuyến đi biển, nhiều người, chồng của họ đi biển mà không bao giờ trở về.
Trong những "phu đá" không phải ai cũng may mắn có niềm vui mong ngóng chồng con sau mỗi chuyến đi biển, nhiều người, chồng của họ đi biển mà không bao giờ trở về.
Những chiếc áo bạc màu, rách bươm vì gánh nặng mưu sinh.
Những chiếc áo bạc màu, rách bươm vì gánh nặng mưu sinh.
Trong số những phu đá ngoài những phụ nữ xuất thân lam lũ, còn có cả những người sa cơ lỡ vận phải chọn nghề gánh đá mưu sinh. Như trường hợp chị Nga, năm lần bảy lượt vay mượn mua tàu cá cho chồng ra khơi, thế nhưng tàu hết bão đánh chìm rồi bị tàu Trung Quốc bắt giữ cuối cùng mất trắng. Không còn tàu, chồng chị Nga đi làm thuê cho tàu khác, còn chị ở nhà gánh đá nuôi con.
Trong số những "phu đá" ngoài những phụ nữ xuất thân lam lũ, còn có cả những người sa cơ lỡ vận phải chọn nghề gánh đá mưu sinh. Như trường hợp chị Nga, năm lần bảy lượt vay mượn mua tàu cá cho chồng ra khơi, thế nhưng tàu hết bão đánh chìm rồi bị tàu Trung Quốc bắt giữ cuối cùng mất trắng. Không còn tàu, chồng chị Nga đi làm thuê cho tàu khác, còn chị ở nhà gánh đá nuôi con.
Chúng tôi không biết mỗi ngày vác bao nhiêu đá, chỉ biết mỗi khối đá được trả 500 đồng, ngày nào làm nhiều thì thu nhập khoảng 100.000 đồng. Chị Thu vừa lau mồ hôi vừa tâm sự.
"Chúng tôi không biết mỗi ngày vác bao nhiêu đá, chỉ biết mỗi khối đá được trả 500 đồng, ngày nào làm nhiều thì thu nhập khoảng 100.000 đồng". Chị Thu vừa lau mồ hôi vừa tâm sự.
Công việc nặng dễ sinh ra bệnh về xương khớp, cột sống nhưng đối với những phu đá không quan trọng, họ chỉ mong có việc nhiều để kiếm thêm ít tiền mua sách vở, đóng học phí cho các con.
Công việc nặng dễ sinh ra bệnh về xương khớp, cột sống nhưng đối với những "phu đá" không quan trọng, họ chỉ mong có việc nhiều để kiếm thêm ít tiền mua sách vở, đóng học phí cho các con.
Từ ngày chồng và con trai đầu mất, chị Võ Thị Mai phải vất vả hơn để nuôi cậu con út ăn học, nhưng thấy mẹ vất vả, con của chị Thơm học xong lớp 12 cũng nghỉ đi làm công nhân phụ mẹ.
Từ ngày chồng và con trai đầu mất, chị Võ Thị Mai phải vất vả hơn để nuôi cậu con út ăn học, nhưng thấy mẹ vất vả, con của chị Thơm học xong lớp 12 cũng nghỉ đi làm công nhân phụ mẹ.
Những khuôn mặt đen xạm, đầy nếp nhăn của các phu đá ở Bình Châu.
Những khuôn mặt đen xạm, đầy nếp nhăn của các "phu đá" ở Bình Châu.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm