Muốn có 4.0 phải đảm bảo được năng lượng

Đi cùng nhịp phát triển theo hướng công nghệ hóa, câu chuyện năng lượng và tối ưu năng lượng lẫn đảm bảo dữ liệu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp và xã hội, ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc Công ty TNHH Schneider Electric IT Việt Nam thuộc tập đoàn Schneider Electric đã có những chia sẻ về năng lượng và xu hướng sử dụng trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng của Schneider Electric tại Việt Nam năm vừa qua là 2 con số, vì sao câu chuyện năng lượng lại đang giành nhiều quan tâm của doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam?

Các xu hướng hiện nay cho thấy mọi biến chuyển, thay đổi đều liên quan mật thiết đến hai khái niệm lớn được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây là Công nghệ 4.0 và Mạng lưới vạn vật kết nối (IoT) vốn đi liền với nhau. Việc triển khai IoT và 4.0 đã làm nảy sinh nhu cầu về năng lượng rất lớn cho các doanh nghiệp trong khi chi phí năng lượng phải chi trả ngày càng nhiều, tạo sức ép không nhỏ lên hoạt động kinh doanh.

Với những tập đoàn chuyên về quản lý năng lượng và tự động hóa như Schneider Electric, chúng tôi giải quyết tối ưu mọi bài toán sử dụng năng lượng, đáp ứng nhu cầu mà các doanh nghiệp cần. Nếu so với mức năng lượng tiêu thụ trong các trung tâm dữ liệu (TTDL) từ 10 đến 11 năm về trước, thời điểm này những công nghệ mới của Schneider Electric đã giúp tiết giảm 80 đến 82% năng lượng.

Schneider Electric tối ưu hóa sử dụng năng lượng cho nhiều phân khúc thị trường chuyên biệt khác nhau như hệ thống công nghiệp và dân dụng như bệnh viện, trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm dữ liệu… nhờ giải pháp EcoStruxure. Để hòa nhập cùng xu hướng digital của thời đại số, giúp khách hàng có thể kết nối với chính hãng và nhận hỗ trợ nhanh hơn, chúng tôi xây dựng các giải pháp trên điện toán đám mây để khách hàng cài đặt hệ thống, kết nối và quản lý trên nền tảng EcoStruxure. Đây được xem là kiến trúc nền tảng chủ lực của Schneider Electric trong những năm gần đây và giai đoạn sắp tới.

Trong các mảng vừa đề cập, trong năm 2018, Schneider Electric sẽ tập trung phát triển mảng nào? Ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp trong các mảng đó?

Trong năm 2018, Schneider Electric cũng sẽ tiếp tục phát triển các mảng vừa kể trên. Ngoài ra, Schneider Electric chúng tôi cũng sẽ tăng cường hợp tác với các cơ quan nhà nước và công ty thuộc chính phủ như công ty điện lực và hàng không để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tối ưu hoá năng lượng, động lực để phát triển năng lượng quốc gia xây dựng đô thị thông minh. Chúng tôi đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới, các sáng kiến công nghệ của Schneider Electric sẽ tiếp tục giúp giảm sử dụng năng lượng khoảng 80 đến 81% như 10 - 11 năm về trước.

Theo tôi, dựa trên các câu chuyện thành công mà Schneider Eletric đã và đang có được, thì các giải pháp tối ưu hoá năng lượng cần tiếp tục được doanh nghiệp, đặc biệt trong mảng sản xuất chú trọng. Các công ty sản xuất thường đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại, với chi phí khá lớn, mỗi một giây sản xuất ngưng trệ sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề. Do đó, quản trị năng lượng hay nguồn dự phòng sẽ giúp các dây chuyền sản xuất, CNTT vận hành, tự động hóa hoạt động liên tục, bền bỉ.

Ngoài ra các công ty viễn thông và công nghệ hàng đầu với các dịch vụ băng thông dữ liệu và dịch vụ cho thuê ngoài trung tâm dữ liệu để sử dụng cùng các công ty tài chính ngân hàng và bảo hiểm, các tổ chức tín dụng vốn đang phát triển rất tốt cũng cần nâng cấp công nghệ năng lượng để đảm bảo sự vận hành và đảm bảo năng lượng ngay cả trong thảm họa.

Trong bối cảnh hiện tại với rất nhiều thay đổi, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực để sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam, đó sẽ là thời cơ cho những công ty như Schneider Electric?

Quả thực như vậy, không như những năm trước, các tập đoàn lớn đã vượt qua tâm lý xem công nghệ mới như nơi tiêu tốn tiền mà đang xem CNTT là mũi nhọn, là vũ khí để họ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh doanh và quản lý hệ thống minh bạch, trơn tru hơn. Với những tập đoàn đa ngành thì TTDL giúp quản trị tài chính minh bạch hơn, quản trị bán hàng nhanh và hiệu quả hơn, còn quản trị nhân sự tốt hơn.

Ngoài ra, trong doanh nghiệp đó còn quản trị nhiều thứ khác nữa, IoT còn giúp cho họ triển khai các phương án bán hàng theo mô hình: phân tán và tập trung. Mô hình các TTDL hiện nay đang hỗ trợ cho cả điện toán đám mây (Cloud): đám mây cá nhân, đám mây công cộng và kể cả điện toán cạnh biên (edge computing).

Một công ty chuyên về bán lẻ ở Mỹ đã chia sẻ vào thời gian đầu khi áp dụng công nghệ và kiến trúc EcoStruxure cho toàn bộ hệ thống IT của họ tại hơn 2,300 cửa hàng bán lẻ đã giúp họ cải thiện được mức độ sẵn sàng của hệ thống IT lên đến 88%, giảm thiểu lỗi hoạt động của UPS từ 70 xuống 10, giúp giảm thiểu được hơn 5,600 giờ lao động cho nhân viên phải tiêu tốn để xử lý những vấn đề về hệ thống và có thể tập trung vào việc phục vụ khách hàng.

Một ví dụ điển hình khác từ Việt Nam là Công ty CP Công Nghệ Truyền Thông DTS – một trong những nhà cung cấp dịch vụ TTDL tiên phong tại Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ và giải pháp trong kiến trúc EcoStruxure từ tập đoàn Schneider Electric như phần mềm StruxureWare, kiến trúc hạ tầng TTDL InfraStruxure, hệ thống điều hòa chính xác Inrow kết hợp với hệ thống cấp nguồn UPS Symmetra,…

Nhờ ứng dụng những công nghệ và giải pháp này, TTDL của DTS đảm bảo tới 99,99% mức độ sẵn sàng (nghĩa là thời gian ngắt hoạt động chỉ ở mức 5 phút/năm), ổn định với tính năng bảo mật cao.

TM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm