Mục sở thị chợ "Se duyên kết tóc" lâu đời nhất Sài Gòn

(Dân trí) - Cụ Sáu Lên (83 tuổi, ngụ Hóc Môn) là 1 trong những người còn bám trụ với chợ trầu cau tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn. Chợ trầu cau nằm trên đường Lê Quang Sung (quận 6) là 1 trong vài nơi hiếm hoi kinh doanh mặt hàng này ở TPHCM.

Trải qua nhiều thăng trầm, chợ trầu cau vẫn tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn. Dù không còn tấp nập như trước kia, nhưng chợ vẫn hoạt động mỗi ngày với khoảng 15 người kinh doanh. Những người bán trầu cau hầu hết đều đã luống tuổi, người nhỏ nhất cũng đã 50, người cao tuổi có cụ Sáu Lên 83 tuổi.

Cụ Sáu Lên bán ở chợ trầu cau khi còn trẻ, lúc đường vẫn mang tên Trương Tấn Bửu đến bây giờ. "Ngày trước chợ đông lắm, có gần cả trăm người kinh doanh. Lâu dần ít người ăn trầu, chợ ế ẩm nên mọi người nghỉ đi làm nghề khác", cụ Sáu tâm sự.

Chợ trầu cau hoạt động từ sáng tới chiều, trầu cau được xe chở đến từ buổi tối hoặc sáng sớm giao cho người bán. Trước đây, trầu cau được lấy từ khu Bà Điểm, nhưng nay có đủ loại trầu cau được nhập từ miền Tây hay các vùng Quảng Ngãi, Bình Định... Cau đẹp được xẻ nguyên buồng, dán chữ "hỷ" để phục vụ các đám cưới hỏi, trái cau xấu được xé ra bán lẻ cho người ăn trầu.

Cau được bán 100 nghìn đồng/30 quả, ngoài ra còn bán lá trầu và các loại cau đã phơi khô. Hiện nay, trầu cau được bán chủ yếu phục vụ cho việc hiếu hỷ, rất ít người mua ăn. Ông Huỳnh Tuấn, 62 tuổi, ngụ quận 8 là một trong những người ăn trầu thường đến chợ để mua. Mỗi lần đi, ông Tuấn thường mua khoảng 10 kg để về ăn dần.

Chợ trầu cau nằm trên đường Lê Quang Sung, quận 6, TPHCM đã tồn tại hơn nửa thế kỷ.
Chợ trầu cau nằm trên đường Lê Quang Sung, quận 6, TPHCM đã tồn tại hơn nửa thế kỷ.
Trước đây, chợ có hàng trăm hộ kinh doanh. Sau này, ít người ăn trầu nên nhiều người nghỉ đi làm nghề khác. Bà Sáu Lên (83 tuổi) là 1 trong những người đã gắn bó từ khi chợ mới hình thành tới nay.
Trước đây, chợ có hàng trăm hộ kinh doanh. Sau này, ít người ăn trầu nên nhiều người nghỉ đi làm nghề khác. Bà Sáu Lên (83 tuổi) là 1 trong những người đã gắn bó từ khi chợ mới hình thành tới nay.
Hàng ngày, cụ Sáu Lên bắt xe bus từ Hóc Môn mang theo trầu cau lên để bán.
Hàng ngày, cụ Sáu Lên bắt xe bus từ Hóc Môn mang theo trầu cau lên để bán.
Hiện nay, chợ chỉ còn khoảng 15 người kinh doanh. Những người buôn bán hầu hết đều đã lớn tuổi, người ít thì 50 tuổi, lớn nhất có cụ Sáu Lên 83 tuổi.
Hiện nay, chợ chỉ còn khoảng 15 người kinh doanh. Những người buôn bán hầu hết đều đã lớn tuổi, người ít thì 50 tuổi, lớn nhất có cụ Sáu Lên 83 tuổi.
Ông Huỳnh Tuấn, 62 tuổi, ngụ quận 8 là một trong những người ăn trầu hiếm hoi ở Sài Gòn thường đến chợ để mua. Mỗi lần đi, ông Tuấn thường mua khoảng 10 kg để về ăn dần.
Ông Huỳnh Tuấn, 62 tuổi, ngụ quận 8 là một trong những người ăn trầu hiếm hoi ở Sài Gòn thường đến chợ để mua. Mỗi lần đi, ông Tuấn thường mua khoảng 10 kg để về ăn dần.
Chợ trầu cau hoạt động từ sáng đến chiều.
Chợ trầu cau hoạt động từ sáng đến chiều.
Trầu cua được lấy chủ yếu từ vùng Bà Điểm, ngoài ra còn nhập các loại trầu cau từ miền Tây, Quảng Ngãi...
Trầu cua được lấy chủ yếu từ vùng Bà Điểm, ngoài ra còn nhập các loại trầu cau từ miền Tây, Quảng Ngãi...
Tiểu thương sau khi lấy hàng thương phân loại cau thành 2 loại, trái đẹp được cắt tỉa thành buồng còn trái xấu được xé lẻ ra để bán.
Tiểu thương sau khi lấy hàng thương phân loại cau thành 2 loại, trái đẹp được cắt tỉa thành buồng còn trái xấu được xé lẻ ra để bán.
Những buồng cau trái to, đẹp được dán chữ hỷ để phục vụ đám cưới hỏi.
Những buồng cau trái to, đẹp được dán chữ "hỷ" để phục vụ đám cưới hỏi.
Cau được bán với giá 30 nghìn đồng/100 quả.
Cau được bán với giá 30 nghìn đồng/100 quả.
Chợ trầu cau không còn nhộn nhịp như trước đây.
Chợ trầu cau không còn nhộn nhịp như trước đây.
Những người buôn bán trầu cau têm được nhiều loại cho khác.
Những người buôn bán trầu cau têm được nhiều loại cho khác.
Lá trầu nhập từ nhiều nơi nhưng với số lượng ít vì không để được lâu.
Lá trầu nhập từ nhiều nơi nhưng với số lượng ít vì không để được lâu.

Chợ còn buôn bán cả trầu cau khô.

Chợ còn buôn bán cả trầu cau khô.

Nguyễn Quang