Quảng Nam:

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết

(Dân trí) - Những ngày cận Tết, làng bánh in truyền thống An Lạc (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại tất bật sản xuất để bán phục vụ Tết Canh Tý 2020.

Chiếc bánh in là vật phẩm không thể thiếu của người dân Quảng Nam-Đà Nẵng trong dịp lễ tết. Bánh dùng để thờ cúng tổ tiên, cúng giao thừa hay dọn cùng bánh mứt mời khách dịp năm mới.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 1

Làng bánh in An Lạc tất bật vào vụ tết

Thời điểm đầu tháng Chạp, đến thăm làng bánh in An Lạc bạn sẽ nghe được tiếng kêu của máy xay bột, tiếng gõ lốc cốc của người thợ đổ bánh ra khuôn và đặc biệt là mùi thơm nức mũi của nếp mới, đậu xanh quanh quẩn khắp đường làng, ngõ xóm.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 2

Hòa đường cùng bột đậu xanh, rồi mới cho bột nếp vào máy rồi trộn đều

Tại cơ sở bánh in Thanh Vân (thôn An Lạc) có 5 nhân công đang đang tất bật làm bánh, sấy và gói bánh. Theo ông Nguyễn Mật (chủ cơ sở), dịp Tết tại đây sản xuất khoảng 2 tấn bánh các loại. Bánh in nếp trắng, bánh in đậu xanh và bánh da phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 3

Những ngày này dạo quanh làng An Lạc bạn sẽ nghe được tiếng gõ lốc cốc của thợ làm bánh, mùi thơm nức mũi của đậu xanh, bột nếp…

Ông Mật cho biết gia đình ông chỉ làm vào dịp Tết, từ đầu tháng Chạp là bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Nguyên liệu để làm bánh in gồm bột nếp, đậu xanh, đường cát, vani. Quy trình làm bánh cũng không phức tạp như những loại bánh khác, đậu xanh bóc vỏ, rang vàng, xay nhuyễn thành bột.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 4

Những chiếc bánh in thành phẩm trước khi đem nướng

Bột nếp cũng làm tương tự, xong xuôi nấu đường cho tới đổ vào hỗn hợp bột nếp và đột xanh. Sau đó, trộn hợp hỗn cho đều. Tiếp tục công đoạn bỏ vô khuôn gỗ với nhiều hoa văn, họa tiết đẹp và cán bánh cho chặt, sau xếp bánh đã cán lên kệ. Công đoạn cuối cùng là đem bánh đi sấy khô.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 5

Những năm gần đây người dân đã đầu tư máy móc để phụ vụ sản xuất, vừa nhanh vừa đảm bảo vệ sinh

Theo ông Đặng Xuân Cầm, chủ cơ sở bánh Hạnh Nguyên với 25 năm trong nghề, dịp Tết gia đình ông sản xuất khoảng 4 tấn bánh các loại với 3 tấn bánh đậu xanh, 1 tấn bánh nếp.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 6

Bánh được nướng trong lò khoảng 2-3 tiếng

Cơ sở làm bánh in của ông Cầm phục vụ cho các tiểu thương ở khắp nơi đến lấy sỉ để bán cho các thị trường TP Tam Kỳ, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi...

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 7
Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 8

Đóng gói thành phẩm, hiện giá dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg

Ngoài ra, những người dân đến đặt làm, mang về quê ăn tết hoặc làm quà biếu người thân ở khắp nơi. Hiện giá bánh dao động khoảng 25.000-30.000/kg.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 9

Bánh được xuất bán trong và ngoài tỉnh, được yêu thích dịp Tết cổ truyền

Anh Nguyễn Văn Khỏe (thợ làm bánh) cho biết mỗi khi Tết đến, mỗi ngày anh có thể kiếm từ 200.000-300.000 đồng từ việc làm bánh in.

Hiện nay, làng nghề bánh in An Lạc có hơn 20 cơ sở sản xuất bánh in đậu xanh với hàng trăm lao động làm việc. Mỗi mùa Tết, các cơ sở sản xuất từ 10-30 tấn bánh đậu xanh.

Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 10
Làng bánh in truyền thống An Lạc nhộn nhịp vào vụ Tết - 11

: Ngoài bánh in là phổ biến, một số cơ sở còn sản xuất bánh nổ, bánh da…

Những năm gần đây, người làng bánh An Lạc mạnh dạn vay vốn mua sắm máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều mẫu mã hấp dẫn, đẹp mắt.

Làng bánh in An Lạc vào Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh in, ly trà gừng ấm càng làm hương vị ngày tết thêm ấm cúng, sum vầy.

Công Bính-Ngô Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm