Hàng trăm người “xông đất” nhà “Công tử Bạc Liêu” ngày nghỉ Tết cuối cùng

(Dân trí) - Ngày mùng 6 Tết Kỷ Hợi 2019, hàng trăm người đã đến nhà “Công tử Bạc Liêu” “xông đất”, tham quan trong ngày nghỉ Tết cuối cùng.

Du khách tham quan nhà "Công tử Bạc Liêu" ngày Tết.

Nói đến tỉnh Bạc Liêu, chắc chắn không thể bỏ qua nhà “Công tử Bạc Liêu” (còn gọi là nhà lớn), hiện tọa lạc tại phường 3 (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Đây là ngôi nhà nổi tiếng một thời của dòng họ Trần Trinh, mà “danh tiếng” nhất chính là Trần Trinh Huy (cậu Ba Huy) với danh xưng “Công tử Bạc Liêu”.

Ngôi nhà được gia đình cậu Ba Huy xây dựng vào năm 1919, tức cách đây đúng 100 năm. Trải qua thời gian một thế kỷ, ngôi nhà cho đến nay hầu như vẫn giữ được kiến trúc vốn có, chỉ được sửa sơn lại cho mới.

19.jpg
Bên ngoài nhà Công tử Bạc Liêu.
Bên ngoài nhà "Công tử Bạc Liêu".

Hiện nay, nhà “Công tử Bạc Liêu” được sử dụng làm nơi trưng bày những hiện vật liên quan đến gia đình cậu Ba Huy được cho là từng sử dụng, như: Bàn, ghế, giường, tủ, đồ gốm sứ,… đúng với giá trị của dòng họ một thời vang bóng giàu có bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.

Với danh tiếng vốn có, nhà “Công tử Bạc Liêu” luôn thu hút đông đảo du khách thập phương, cả trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nơi đây cũng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu.

Để vào bên trong tham quan nhà Công tử Bạc Liêu, du khách mua vé từ 15.000 đồng - 30.000 đồng/người.
Để vào bên trong tham quan nhà Công tử Bạc Liêu, du khách mua vé từ 15.000 đồng - 30.000 đồng/người.
9.jpg
8.jpg
3.jpg
Ngôi nhà có 2 tầng chính, mỗi tầng có các phòng với những đặc điểm khác nhau sẽ được thuyết minh viên giới thiệu liên quan đến gia đình Công tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà có 2 tầng chính, mỗi tầng có các phòng với những đặc điểm khác nhau sẽ được thuyết minh viên giới thiệu liên quan đến gia đình Công tử Bạc Liêu.
Cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 được làm rất chắc chắn. Theo tài liệu cho biết, vật liệu xây dựng được mang từ bên Pháp qua xây dựng.
Cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 được làm rất chắc chắn. Theo tài liệu liên quan cho biết, vật liệu được mang từ bên Pháp qua xây dựng.

Ghi nhận của PV Dân trí trong ngày 10/2 (mùng 6 Tết Kỷ Hợi 2019), dù là ngày nghỉ Tết cuối cùng nhưng hàng trăm du khách vẫn đến “xông đất” tại nhà “Công tử Bạc Liêu”. Hầu hết du khách là ngoài tỉnh Bạc Liêu.

Có nhiều du khách đã đến nhiều lần nhưng cũng có khách lần đầu tiên đặt chân đến đây. Có khách đi từng đoàn hoặc riêng lẻ, làm cho không khí những ngày đầu năm mới tại đây thêm trở nên sôi nổi hơn.

10.jpg
6.jpg
Tầng 2 ngôi nhà với trung tâm là một gian phòng có bàn thờ ông bà Hội đồng Trạch và di ảnh của Công tử Bạc Liêu.
Tầng 2 ngôi nhà với trung tâm là một gian phòng có bàn thờ ông bà Hội đồng Trạch (thân sinh cậu 3 Huy) và một số hình ảnh liên quan đến "Công tử Bạc Liêu".

Anh Minh (ngụ TPHCM) cho biết, đây là lần thứ 2 anh đến nhà “Công tử Bạc Liêu” nhưng lại là lần đầu tiên của Tết. Lần trước anh đã đi cách đây cũng 3 năm nên khi trở lại thấy cũng “là lạ”.

“Gia đình mình đi từ Cà Mau lên, và nhà Công tử Bạc Liêu là một điểm trong hành trình đi du lịch Tết. Vài năm trở lại nên vui lắm, nói chứ đến Bạc Liêu mà không ghé đây thấy cũng thiếu thiếu gì đó”, anh Minh chia sẻ.

18.jpg
Đến tham quan nhà Công tử Bạc Liêu, du khách có thể chụp ảnh hoặc mua đồ lưu niệm.
Đến tham quan nhà "Công tử Bạc Liêu", du khách có thể chụp ảnh hoặc mua đồ lưu niệm.

Được biết, năm nay (2019), tỉnh Bạc Liêu dự kiến sẽ tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch đầu tiên của tỉnh. Trong đó, nhà “Công tử Bạc Liêu” với 100 năm tồn tại (1919 - 2019), chắc chắn là điểm đến không thể thiếu, góp phần thu hút du khách đến với tỉnh này càng nhiều hơn.

Huỳnh Hải