Gỡ bỏ những “khúc mắc” khi thực hành trách nhiệm xã hội môi trường

(Dân trí) - CSR (Corporate Social Responsibilities – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) nói chung và các hoạt động CSR về môi trường nói riêng luôn là chủ đề được các công ty quan tâm, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI, khi mà họ luôn nỗ lực trong việc mang lại những lợi ích thiết thực tại các quốc gia có hoạt động kinh doanh.

Cùng nghe đại diện các tổ chức phi chính phủ (Non-government Organizations – NGOs) và quốc tế cũng như các tổ chức Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc cùng chia sẻ góc nhìn của họ khi thực hiện các chương trình về môi trường cùng doanh nghiệp!

Quan điểm của Ông/Bà về mức độ lan tỏa của các chiến dịch bảo vệ môi trường ở Việt Nam?

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh - Greenhub: Một ưu điểm rất lớn của các chiến dịch bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam là các hoạt động cộng đồng rất mạnh và hiệu quả. Sự kết hợp của các đơn vị tổ chức cùng các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương đã tạo nên những sự thay đổi đáng kể một cách sâu rộng. Đồng hành với đó là sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm xã hội môi trường.

Tuy nhiên, các chiến dịch bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam lại gặp phải một vấn đề khá lớn là đa số các chiến dịch còn thiếu sự gắn kết tổng quát cụ thể. Bên cạnh đó, để kết quả của các chiến dịch này thật sự đi vào đời sống với tác động lâu dài, nên đảm bảo rằng có luật pháp, chính sách và cơ chế thực thi mạnh mẽ để hỗ trợ ở cấp địa phương.

Ông Micheal Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam – UNESCO: Trên thế giới các chiến dịch về bảo vệ môi trường luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và sự hỗ trợ của các thành phần tư nhân nên thường có hiệu quả dài hạn và bền vững. Các chiến dịch bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay cũng đang dần đi theo hướng tiếp cận như vậy, nhằm đạt được hiệu quả bền vững và dài hạn hơn.

Ông/Bà có thể nêu một số dự án bảo vệ môi trường do tổ chức mình đang điều hành và gây được tiếng vang không?

Trần Thị Hồng Gấm, Phó Giám đốc Chương trình Giáo dục và Xã hội, Hội đồng Anh tại Việt Nam - Hội đồng Anh: Trong ba năm 2018 - 2020, Hội đồng Anh đã và đang triển khai dự án “Công dân tích cực vì một thế giới không rác thải” thí điểm tại ba trường THPT tại tỉnh Thừa thiên Huế trong năm 2018. Và được nhân rộng trong năm 2019 tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM với 9 trường THPT và ba cộng đồng nơi có Trung tâm phục vụ cộng đồng EKOCENTER tạ ba thành phố này. Năm 2020 dự kiến sẽ tiếp tục triển khai thêm 5 tỉnh nữa với 15 trường THPT và 5 cộng đồng nơi có Trung tâm EKOCENTER.

Mục đích của dự án là trang bị cho 270 thầy cô giáo kỹ năng điều phối, kiến thức về quản lý rác thải, tinh thần công dân tích cực mong muốn tạo ra các thay đổi tích cực về môi trường thông qua một phương pháp đào tạo sáng tạo được thực hiện bởi đội ngũ điều phối viên của Hội đồng Anh. 1080 học sinh THPT được đào tạo trực tiếp bởi các thầy cô giáo để trở thành các đại sứ tạo ra thay đổi tích cực trong lĩnh vực quản lý rác thải. Đến hết năm 2020 dự kiến sẽ có 108 dự án hành động bảo vệ môi trường được triển khai tại 27 trường THPT với sự tham gia của hàng ngàn học sinh và người dân tại các địa bàn có dự án triển khai.

Gỡ bỏ những “khúc mắc” khi thực hành trách nhiệm xã hội môi trường - 1
Sinh viên tạo ra những vật dụng hữu ích bằng cách tái chế chai nhựa thông qua các dự án sáng tạo của dự án “công dân tích cực vì một thế giới không rác thải”

Greenhub: Một trong những vấn đề của môi trường Việt Nam là do sự kém phát triển về quản lý chất thải - đặc biệt là tái chế hiệu quả. Chặng đường để Việt Nam đi theo tiêu chuẩn quốc tế còn rất dài. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu khả quan cho thấy các vấn đề này đang được nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Để bắt kịp bạn bè quốc tế, điều quan trọng nhất chính là xem rác là một nguồn tài nguyên quý giá.

Điển hình là dự án “Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa”- Plastic Action Network (PAN) đang được thực hiện trên địa bàn thành phố Hạ Long do Quỹ Coca-Cola toàn cầu tài trợ. Dự án tập trung thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp địa phương, thanh niên và phụ nữ để thực hiện Tiết Giảm - Tái sử dụng - Tái chế Rác Thải Nhựa (3R).

Đến nay, thông qua dự án, đã có một sự thay đổi lớn trong thực hành Tiết Giảm - Tái sử dụng - Tái chế Rác Thải Nhựa với sự tham gia của 5671 người và 20000 người dân tại thành phố Hạ Long được nhận thông tin.

Gỡ bỏ những “khúc mắc” khi thực hành trách nhiệm xã hội môi trường - 2
Với “Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa”, rất nhiều phụ nữ đã làm nên một cuộc “cách mạng” biến rác thành tiền

Vai trò của các doanh nghiệp khi hợp tác cùng các tổ chức phi chính phủ cũng như cá tổ chức Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc là gì? Ông/Bà đánh giá ra sao về hoạt động của các doanh nghiệp trong việc mang lại giá trị xanh cho cộng đồng?

British Council: Sự hơp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là vô cùng quan trọng. Bởi các doanh nghiệp có nguồn lực, có mong muốn mang lại giá trị xanh cho cộng đồng nơi họ có các hoạt động kinh doanh. Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ lại có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mong muốn đó bằng chuyên môn có sẵn về môi trường, về rác thải, về phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường một cách sáng tạo và bền vững. Sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên có chung một sứ mệnh là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường là sự hợp tác bền chặt hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

UNESCO: Có thể nói, vai trò của thành phần tư nhân trong các chương trình, hoạt động với các tổ chức quốc tế là rất cần thiết. Như đã chia sẻ, các chương trình, hoạt động về bảo vệ môi trường muốn thành công và hiệu quả bền vững, cần sự tham gia của toàn xã hội và cộng đồng, trong đó có các doanh nghiệp. Trong thời gian 2018 - 2019, UNESCO cùng với Quỹ Coca Cola (Coca Cola foundation) đã cùng triển khai Sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải”.

Dự án hướng tới nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các sáng kiến và các hành động sáng tạo liên quan đến thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa và các chất thải rắn khác, thông qua một chiến dịch cấp quốc gia và giải thưởng sáng tạo vì một thế giới không rác thải nhựa. Dự án đã lựa chọn các thiết kế sáng tạo sử dụng chất liệu rác thải nhựa và alummi của các nghệ sỹ và lắp đặt tại Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Hội An - Cù Lao Chàm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự chung tay hành động trong các hoạt động về môi trường đặc biệt là tại các địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Gỡ bỏ những “khúc mắc” khi thực hành trách nhiệm xã hội môi trường - 3
UNESCO luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng và triển khai các dự án môi trường tại các di sản thế giới được công nhận

Ông/Bà có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp trong việc sáng tạo ra các giải pháp xanh cho môi trường không?

Greenhub: Đối với các doanh nghiệp trong việc ra các giải pháp xanh, điều tối quan trọng là luôn cần xem xét những ảnh hưởng về sinh thái và xã hội. Để được công nhận là một doanh nghiệp xanh, các tác động về sinh thái và xã hội luôn được xem xét và đặt ngang hàng với lợi nhuận khi tạo ra sản phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ.

Trên hết để sáng tạo ra các giải pháp xanh cho môi trường, doanh nghiệp nên đầu tư vào giáo dục, thúc đẩy cho thanh niên tài năng với các ý tưởng sáng kiến về đổi mới sáng tạo và các giải pháp khoa học kĩ thuật, công nghệ cho các giải pháp trong cả chuỗi sản xuất, tiêu dùng và sau tiêu dùng.

British Council: Sự hợp tác tích cực giữa các doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tạo nên hệ sinh thái thúc đẩy cộng đồng và thế hệ trẻ tạo ra các giải pháp xanh cho môi trường là một sự kết hợp hoàn hảo để cùng nhau hướng tới phát triển bền vững. Tôi mong muốn ngày càng có nhiều sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào sứ mệnh bảo vệ môi trường, chung tay cùng các công dân tích cực, cùng Hội đồng Anh, trường học, cộng đồng để có thể tạo ra nhiều tác động xã hội tích cực tới môi trường của chúng ta.

Hành trình sáng tạo đổi mới tạo nên sự khác biệt của Coca-Cola Việt Nam

Xin cảm ơn Ông/Bà!

Xem thêm câu chuyện phát triển bền vững cũng như các dự án hợp tác về môi trường của Coca-Cola Việt Nam tại đây: http://bit.ly/34TBfvF

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm