Giải tỏa khó khăn của người Điếc/Nghe kém khi tiếp cận công nghệ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Người Điếc/Nghe kém nay đã có thể tự chủ động tìm hiểu thông tin khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của Samsung nhờ hệ thống phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu.

Đây là dấu hiệu tích cực trong việc đưa công nghệ tới cộng đồng người khiếm thính (Điếc/Nghe kém) tại Việt Nam.

Giải tỏa khó khăn của người Điếc/Nghe kém khi tiếp cận công nghệ - 1

Hàng ngày, cộng đồng người khiếm thính phải đối mặt với nhiều rào cản. Họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tìm kiếm thông tin dẫn tới thiếu cơ sở để bày tỏ mong muốn cá nhân. Đặc biệt, ở lĩnh vực công nghệ, đây là chủ đề bao hàm nhiều khái niệm mới và đặc thù, trong khi, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu còn hạn chế về vốn từ. Theo đó, người khiếm thính gặp khó khi phải tự mình tìm kiếm, phiên dịch thông tin công nghệ và thường có xu hướng nhờ giúp đỡ của người xung quanh hoặc âm thầm cam chịu sự cố.

"Khi sử dụng điện thoại, tôi có gặp vấn đề với cảm ứng của thiết bị. Khi đó, tôi phải nhờ bố mẹ mang sản phẩm đến trung tâm hỗ trợ khách hàng của hãng để sửa chữa, vì không thể tự giao tiếp với nhân viên hỗ trợ", chị Thùy Nga, Giáo viên tại trung tâm Nắng Mới, chia sẻ.

Tương tự chị Nga, bạn Phương Thùy cũng gặp rào cản trong quá trình tìm kiếm thông tin về thiết bị. "Trong quá trình sử dụng đồng hồ thông minh, thiết bị thường hay gặp lỗi vặt. Tôi có tìm cách lên mạng tra cứu thông tin những lỗi đấy để tự sửa chữa, nhưng việc tiếp cận thông tin thường gặp khó khăn. Câu chữ nhiều, khiến tôi khó có thể nắm bắt được thông tin một cách chính xác để mà xử lý", Phương Thùy kể.

Mặt khác, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 5% dân số toàn cầu (khoảng 430 triệu người) bị suy giảm thính lực. Ước tính tới năm 2050, cứ 10 người sẽ có một người mất khả năng nghe. Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người Điếc/Nghe kém theo số liệu của Tổng cục Thống kê Dân số và Nhà ở.

Trước những con số đáng báo động, nhiều tổ chức, doanh nghiệp thế giới đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để đảm bảo có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ với chất lượng bình đẳng tới tất cả khách hàng. Họ cũng đầu tư nguồn lực để đào tạo, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ ký hiệu cho các nhân viên. Đây là hành động văn minh, vì cộng đồng, hướng tới một nền văn hóa tiêu dùng đa dạng, hòa nhập.

Tại Việt Nam, Samsung là doanh nghiệp công nghệ tiên phong đưa phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu vào hệ thống chăm sóc khách hàng. Cụ thể, hãng đã chính thức ra mắt Dịch vụ phiên dịch hỗ trợ cộng đồng người Điếc/Nghe kém vào tháng 11/2021. Động thái của Samsung được nhiều chuyên gia cũng như những người trong cộng đồng khiếm thính dành lời khen vì những giá trị tích cực đem lại.

Giải tỏa khó khăn của người Điếc/Nghe kém khi tiếp cận công nghệ - 2

Giờ đây, khi có nhu cầu liên hệ với Samsung, người khiếm thính hoàn toàn có thể tự tin trao đổi mong muốn của bản thân bởi hãng đã có các tổng đài viên đặc biệt - những người thành thạo Ngôn ngữ ký hiệu. Cụ thể, người dùng có nhu cầu chỉ cần truy cập trang hỗ trợ, nhấn vào nút "Ngôn ngữ ký hiệu" tại mục Thông tin Liên hệ và tuân theo các chỉ dẫn. Tại đây, các nhân viên tư vấn sẽ trao đổi, tư vấn trực tuyến về dịch vụ, sản phẩm bằng ngôn ngữ ký hiệu. Đặc biệt, dịch vụ hoàn toàn miễn phí, giúp khách hàng khiếm thích không chỉ tự mình giao tiếp, bày tỏ ý kiến mà còn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Chị Thùy Nga chia sẻ về dịch vụ mới của hãng: "Tôi rất vui khi Samsung giới thiệu đến dịch vụ Ngôn Ngữ Ký Hiệu. Tôi đang sống tự lập, bố mẹ ở xa, nên việc nhờ bố mẹ khi gặp vấn đề về thiết bị cũng không tiện nữa. Tuy nhiên, giờ tôi đã có thể gọi điện lên Samsung và được hỗ trợ nhanh chóng bằng phiên dịch Ngôn Ngữ Ký Hiệu".

Khi so sánh trải nghiệm từ dịch vụ mới với những khó khăn gặp trước đây, chị Nga tâm sự: "Việc tiếp cận công nghệ luôn là trở ngại mà bản thân tôi gặp phải. Tuy nhiên, khi Samsung ra mắt dịch vụ phiên dịch Ngôn Ngữ Ký Hiệu, tôi tin hãng đang tạo ra những bước chuyển biến tích cực và ấn tượng trong việc tạo ra cầu nối để người Điếc tiếp cận thông tin và công nghệ".

Theo chị Nga (Giáo viên tại trung tâm Nắng Mới), Dịch vụ phiên dịch hỗ trợ cộng đồng Điếc/Nghe kém Mình nên được nhân rộng và áp dụng trực tiếp tại các địa điểm bán hàng. Theo đó, người khiếm thính có thể hiểu chi tiết thông tin cũng như các chính sách quyền lợi, bảo hành khi tới mua hàng trực tiếp tại các đại lý.

"Trước đây, Samsung có thông báo về dịch vụ Ngôn Ngữ Ký Hiệu trên fanpage. Tuy nhiên, theo tôi được biết, các bạn người Điếc ở miền Bắc còn chưa biết rõ về dịch vụ này. Tôi mong rằng Samsung có thể tiếp tục quảng bá dịch vụ rộng khắp trang mạng xã hội để nhiều người Điếc có thể tiếp cận đến thông tin", chị Nga nói thêm.

Mỗi cộng đồng trong xã hội được đặc trưng bởi sắc thái, giá trị, quy định riêng nhưng không đối lập với nền văn hóa chung. Ở một góc nhìn, người Điếc/Nghe kém cũng là một tiểu văn hóa, nơi ngôn ngữ ký hiệu là tiếng nói chung được mô phỏng bởi cử chỉ, điệu bộ gắn liền với đời sống tự nhiên. Văn minh nhân loại phát triển, hướng tới một xã hội công bằng giữa người với người, kéo theo lẽ tất yếu là việc các cộng đồng cần đẩy mạnh sự thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt của nhau.

Đối với người khiếm thính, cuộc gọi của họ không có lời nhưng lại rất cần được lắng nghe. Một người bị điếc có thể đập mạnh xuống sàn để thu hút sự chú ý, trong khi người ngoài lại coi đây là hành vi hung hăng. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu luôn kêu gọi xã hội không chỉ mỗi lắng nghe, mà còn cần phải học cách tôn trọng và thấu hiểu những khác biệt trong cách một người khiếm thính thể hiện cảm xúc và biểu hiện nhu cầu cá nhân.

Đối với Samsung, việc tuyển dụng phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho thấy hãng dành sự quan tâm, tôn trọng và trân trọng sâu sắc tới từng khách hàng. Đây là một bước đi mang tính tiên phong, đáng được nhân rộng trên hành trình dài xây dựng gắn kết người Điếc/Nghe kém với xã hội. Hành động của Samsung cũng mở ra những cơ hội để người khiếm thính được cất "tiếng nói", độc lập trao đổi thông tin và bày tỏ mong muốn của cá nhân mọi lúc, mọi nơi.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng ngôn ngữ ký hiệu hoàn toàn miễn phí, thời gian hoạt động của dịch vụ: Thứ Hai đến thứ Bảy (trừ các ngày Lễ): Từ sáng 8:30 - 12:00 và chiều từ 13:00 - 17:30.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập: www.samsung.com/vn/support/sign-language