Gặp người nông dân nuôi rắn mòng độc đáo nhất miền Bắc

(Dân trí) - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, anh Tĩnh ở thôn Tu Lễ (Kim Đường, Ứng Hòa, Hà Nội) đã thành công với mô hình nuôi rắn mòng sau 18 lần thất bại.

Người nông dân nuôi rắn mòng độc đáo nhất Miền Bắc. (Video: Trần Thanh)

Khu bể nuôi rắn mòng bán tự nhiên rộng 350m2, của anh Phạm Ngọc Tĩnh (33 tuổi) nằm giữa cánh đồng ở thôn Tu Lễ (Kim Đường, Ứng Hòa, Hà Nội).
Khu bể nuôi rắn mòng bán tự nhiên rộng 350m2, của anh Phạm Ngọc Tĩnh (33 tuổi) nằm giữa cánh đồng ở thôn Tu Lễ (Kim Đường, Ứng Hòa, Hà Nội).

Anh Tĩnh cho biết: Loại rắn mòng này khi đẻ con, những con con rất bé, chúng có thể bò khắp mọi nơi trong bể nuôi và rất dễ thoát ra ngoài, nên anh phải dùng xi măng để chát kín những lỗ nhỏ.
Anh Tĩnh cho biết: "Loại rắn mòng này khi đẻ con, những con con rất bé, chúng có thể bò khắp mọi nơi trong bể nuôi và rất dễ thoát ra ngoài, nên anh phải dùng xi măng để chát kín những lỗ nhỏ".

Anh Tĩnh đang dùng tay không bắt những chú rắn mòng dưới lớp bùn, bèo.
Anh Tĩnh đang dùng tay không bắt những chú rắn mòng dưới lớp bùn, bèo.

Vào mùa sinh sản khoảng mùa mưa tháng 3 và tháng 7 âm lịch, những con rắn mòng đực rất hung dữ, anh Tĩnh bị cắn chảy cả máu tay. Anh Tĩnh nói thêm : loại rắn này không có độc, khi bị chúng cắn chỉ cảm thấy hơi ngứa và đau.
Vào mùa sinh sản khoảng mùa mưa tháng 3 và tháng 7 âm lịch, những con rắn mòng đực rất hung dữ, anh Tĩnh bị cắn chảy cả máu tay. Anh Tĩnh nói thêm :" loại rắn này không có độc, khi bị chúng cắn chỉ cảm thấy hơi ngứa và đau".

Loại rắn mòng này có đặc điểm con đực rất to, nhưng con cái lại phát triển nhanh hơn con đực.
Loại rắn mòng này có đặc điểm con đực rất to, nhưng con cái lại phát triển nhanh hơn con đực.

Anh Tĩnh dùng lưới chụp để bắt rắn mòng, đôi khi bẫy được cả cua, ếch.
Anh Tĩnh dùng lưới chụp để bắt rắn mòng, đôi khi bẫy được cả cua, ếch.

Loài rắn mòng hay được gọi là rắn nước, rắn bùn ... Tuỳ theo tên gọi của từng địa phương.
Loài rắn mòng hay được gọi là rắn nước, rắn bùn ... Tuỳ theo tên gọi của từng địa phương.


Anh Tĩnh cho biết do loài rắn mòng rất kén ăn, chúng chỉ ăn những loại tôm cá nhỏ còn sống, không ăn thức ăn băm, say hoặc chết nên anh nuôi thêm cả 1 loại rắn khác (không có độc) để chúng có thể ăn những loại tôm, cá chết trong bể nuôi bán tự nhiên này.

Anh Tĩnh cho biết do loài rắn mòng rất kén ăn, chúng chỉ ăn những loại tôm cá nhỏ còn sống, không ăn thức ăn băm, say hoặc chết nên anh nuôi thêm cả 1 loại rắn khác (không có độc) để chúng có thể ăn những loại tôm, cá chết trong bể nuôi bán tự nhiên này.

Anh Tĩnh kể:  Rắn mòng có 2 loại, mòng xanh và mòng đỏ, nhưng loại rắn mòng đỏ đắt hơn nên bể anh chỉ nuôi loại này. Bình thường giá của loại rắn mòng đỏ vào khoảng 400.000 đồng/kg. Còn vào khoảng cuối năm, hoặc sau tết giá có thể lên tới hơn 700.000 đồng (Giá rắn rẻ nhất khi vào mùa sinh đẻ, giá chỉ vào khoảng 200.000 đồng) anh Tĩnh cho biết.
Anh Tĩnh kể: " Rắn mòng có 2 loại, mòng xanh và mòng đỏ, nhưng loại rắn mòng đỏ đắt hơn nên bể anh chỉ nuôi loại này. Bình thường giá của loại rắn mòng đỏ vào khoảng 400.000 đồng/kg. Còn vào khoảng cuối năm, hoặc sau tết giá có thể lên tới hơn 700.000 đồng (Giá rắn rẻ nhất khi vào mùa sinh đẻ, giá chỉ vào khoảng 200.000 đồng)" anh Tĩnh cho biết.

Hiện anh Tĩnh là người duy nhất ở miền Bắc thành công với mô hình nuôi rắn mòng bán tự nhiên, sau 18 lần thất bại.
Hiện anh Tĩnh là người duy nhất ở miền Bắc thành công với mô hình nuôi rắn mòng bán tự nhiên, sau 18 lần thất bại.

Anh Tĩnh dùng lưới chụp để bắt các loại tôm, cá nhỏ cho bể nuôi rắn mòng của mình.
Anh Tĩnh dùng lưới chụp để bắt các loại tôm, cá nhỏ cho bể nuôi rắn mòng của mình.

Rắn mòng khi còn nhỏ chúng chỉ ăn được các loại tôm bé, sau khoảng 1-3 tháng thì chúng mới có thể tự ăn được các loại cá nhỏ, mình phải lọc ra các loại cá như rô phi và các loại cá có vây cứng, để tránh rắn ăn bị hóc, nhiễm trùng có thể chết Anh Tĩnh nói.
"Rắn mòng khi còn nhỏ chúng chỉ ăn được các loại tôm bé, sau khoảng 1-3 tháng thì chúng mới có thể tự ăn được các loại cá nhỏ, mình phải lọc ra các loại cá như rô phi và các loại cá có vây cứng, để tránh rắn ăn bị hóc, nhiễm trùng có thể chết" Anh Tĩnh nói.

Gặp người nông dân nuôi rắn mòng độc đáo nhất miền Bắc - 13

Bể nuôi rắn mòng này anh Tĩnh chỉ cho ăn 2 lần/tuần, vì bên trong bể cũng đã có sẵn những loại tôm cá bé.
Bể nuôi rắn mòng này anh Tĩnh chỉ cho ăn 2 lần/tuần, vì bên trong bể cũng đã có sẵn những loại tôm cá bé.

Loại rắn mòng con trong giai đoạn mới sinh trông rất nhỏ, kích cỡ chỉ bằng khoảng đầu chiếc đũa.
Loại rắn mòng con trong giai đoạn mới sinh trông rất nhỏ, kích cỡ chỉ bằng khoảng đầu chiếc đũa.

Trần Thanh