Cuộc “đua” ngầm ở Chiềng Xuân
Nhiều gia đình nghèo người Thái, người Mông ở xã Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) quanh năm lo không đủ ăn, nay đã có cơ hội thoát nghèo khi được nhận bò giống từ Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”.
Nhiều gia đình nghèo người Thái, người Mông ở xã Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) quanh năm lo không đủ ăn, nay đã có cơ hội thoát nghèo khi được nhận bò giống từ Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”.
Chúng tôi đến bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ (Sơn La) gặp Trưởng bản Phàng A Di vừa đi họp dưới xã về. Ông Di không giấu được niềm vui khi nói về cuộc sống đang dần thay đổi với nhiều gia đình nghèo: “Vui lắm nhà báo à. Khò Hồng có trên 400 con bò và trên 300 con trâu. Bà con đã thay đổi cách làm, biết trồng cỏ nuôi bò, chứ không thả bò rông như trước nữa. Ước mơ của nhiều gia đình có được con bò giờ đã trở thành hiện thực. Tôi vừa xuống xã tập huấn về cách nuôi và chăm sóc bò để truyền đạt lại cho bà con”.
Chúng tôi đến bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ (Sơn La) gặp Trưởng bản Phàng A Di vừa đi họp dưới xã về. Ông Di không giấu được niềm vui khi nói về cuộc sống đang dần thay đổi với nhiều gia đình nghèo: “Vui lắm nhà báo à. Khò Hồng có trên 400 con bò và trên 300 con trâu. Bà con đã thay đổi cách làm, biết trồng cỏ nuôi bò, chứ không thả bò rông như trước nữa. Ước mơ của nhiều gia đình có được con bò giờ đã trở thành hiện thực. Tôi vừa xuống xã tập huấn về cách nuôi và chăm sóc bò để truyền đạt lại cho bà con”.
Niềm vui đến với người nghèo
Gia đình anh Phàng A Su ở ngay đầu bản Khò Hồng. Từ hôm nhận được bò hỗ trợ từ chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” đến giờ, sáng nào anh cũng dậy sớm rửa, dọn, chuồng bò. Con bò cái cũng đã quen với nơi ở mới là cái chuồng chắc chắn, sạch sẽ mà anh Su đã dựng cách đây mấy tháng.
“Sau mấy tháng chăm sóc, nom con bò này đã lớn ra phết rồi. Cả nhà tôi cùng chăm sóc nó đấy”, anh Su vui mừng thông báo.
Từ hôm đón bò về, cả nhà anh Su luôn nghĩ cách chăm sóc bò thật tốt, mong một ngày nào đó sẽ có thêm vài chú bê con. Vợ anh Su chiều nào đi nương về cũng gùi theo một bó cỏ to cho bò ăn đêm.
Gia đình anh Su là một trong những hộ nghèo nhất của bản. Những năm trước đây, vợ chồng anh bới đất, lật cỏ trên nương, quanh năm suốt tháng, nhưng cũng chỉ lo được cái ăn cho gia đình vài tháng. Những ngày đói giáp hạt, vợ chồng lại lang bạt các nơi kiếm cái ăn, cái mặc. Núi, rừng nơi đây thì rộng, anh chị chỉ ước mơ một ngày nào đó, mình có được một con bò để chăm sóc. Giờ thì ước mơ đó của anh Su đã thành hiện thực. Anh Su bảo rằng sẽ phải chăm sóc con bò này thật tốt để nó sớm sinh sản, phải cố gắng có hẳn một đàn bò làm vốn liếng cho các con sau này.
Giống như anh Su, gia đình anh Mùa A Vàng ở bản Khò Hồng cũng là một trong số 100 hộ của xã Chiềng Xuân được Tập đoàn Viettel tặng bò. Hôm nhận bò về, cả gia đình anh Vàng vui đến mất ngủ. Mấy đứa con nhỏ của anh chăm sóc chú bò như một người bạn. Tranh thủ những ngày hè được nghỉ học, chúng lên nương, vào rừng cắt cỏ về cho bò ăn.
Nhìn mấy đứa con chăm sóc bò, anh Vàng vui lắm. Anh Vàng bảo, từ lúc nhận bò về các gia đình chẳng ai bảo ai đều ra sức chăm sóc bò, cứ như đang có một cuộc đua ngầm vậy.
Nuôi bò “đuổi” cái nghèo
Ước muốn có một cuộc sống no đủ, con cái được học hành là khát khao cháy bỏng của nhiều gia đình nghèo người Thái, người Mông ở xã Chiềng Yên suốt nhiều năm qua. Nay thì ước muốn ấy đang dần trở thành hiện thực khi Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” đã tặng 100 con bò cho các hộ gia đình nghèo, mang đến một diện mạo mới cho Chiềng Xuân.
Ông Mùi Văn Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Yên đã gắn bó với bà con từ nhiều năm nay, nên ông thấu hiểu nỗi vất vả của bà con người Mông, người Thái, người Mường nơi đây.
Ông Thịnh chia sẻ, đất đai của Chiềng Xuân rộng ngút ngàn, nhưng diện tích gieo cấy hai vụ chỉ có một phần nhỏ. Cuộc sống của bà con trông cả vào nương, vào rẫy. Cây trồng chủ lực là cây ngô. Năm nào mưa thuận, gió hòa, giá cả ổn định, bà con mới có đủ cái ăn. Nhưng năm nào thời tiết không thuận lợi thì lại thiếu trước, hụt sau.
Đất sản xuất thì thiếu, nhưng rừng còn nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để xã phát triển chăn nuôi đàn gia súc lớn như nuôi bò, nuôi trâu.
“Ngặt một nỗi, cuộc sống của bà con còn vất vả quá. Nhiều gia đình không đủ điều kiện để mua bò giống về nuôi. Rất may là Chương trình Bò giống giúp người nghèo biên giới đã đến đúng lúc, đáp ứng đúng vào nguyện vọng này của bà con nông dân nghèo. Tôi tin rằng, một vài năm tới, Chiềng Xuân sẽ trở thành xã phát triển mạnh về chăn nuôi bò”, ông Thịnh vui mừng cho biết.
Bà con nông dân được nhận bò, các đoàn thể trong xã cũng có thêm nhiệm vụ là hướng dẫn chăm sóc bò sao cho có hiệu quả. Từ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đến các Trưởng bản đều vào cuộc hướng dẫn các gia đình nuôi bò.
Cũng theo ông Thịnh, xã Chiềng Xuân sẽ tiếp tục chỉ đạo các đoàn thể trong đó nòng cốt là lực lượng thú y kịp thời phòng, chống dịch bệnh từ cơ sở, không để xảy ra vụ việc đột xuất, bất ngờ, không để xảy ra dịch bệnh.
“Con bò như là một món quà đầy ân tình với bà con. Giờ bà con phải biết biến cái món quà này sinh sôi gấp hai, gấp ba lần. Muốn vậy, các hộ phải cam kết nuôi bò thật tốt, không được bán hay giết mổ. Suốt mấy tháng qua, tôi cũng thường xuyên đến thăm bà con. Vừa là kiểm tra, vừa truyền đạt lại kinh nghiệm chăn bò cho bà con. Từ cách dọn vệ sinh chuồng trại, đến việc tiêm phòng… chúng tôi phải đốc thúc liên tục. Đến nay, đàn bò trong bản đều khỏe mạng, không có con nào bị bệnh”.
Gần 100 con bê sắp ra đời từ đàn bò giống giúp người nghèo biên giới
Ban chỉ đạo chương trình Bò giống giúp người nghèo biên giới vừa cho biết, đàn bò Viettel tặng cho người nghèo đã đến thời kỳ sinh nở. Tính đến nay đã có hàng chục con bò sinh được bê con. Đàn bò ở các địa phương khác cũng đang phát triển tốt và bắt đầu mang thai. Theo thống kê có tới gần 100 con bò đã mang thai, trong đó tỉnh Điện Biên có 50 con, Nghệ An (29 con),…
Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình Bò giống giúp người nghèo biên giới, Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã cấp chi phí phối giống cho các hộ gia đình được nhận bò. Theo đó, mỗi hộ nghèo được Viettel hỗ trợ thêm chi phí phối giống là 500.000đ. Tổng chi phí cho chương trình lên tới 12 tỷ đồng. Số tiền tài trợ cho các hộ dân này được sử dụng để thuê bò đực địa phương phối giống tự nhiên hoặc thanh toán cho các gia đình khi bò cái đậu thai, có xác nhận của cán bộ phụ trách chăn nuôi của UBND xã.
Bên cạnh đó, Viettel cũng đang phối hợp với Cục Khuyến Nông hoàn thiện cuốn cẩm nang hướng dẫn chăm sóc bò để tặng cho các hộ dân được nhận bò, giúp họ có thêm kiến thức chăn nuôi bò giống. Cẩm nang chăm sóc bò do Viettel phối hợp với Cục Khuyến nông phát hành sẽ được thiết kế với phần hình ảnh là chủ đạo nhằm giúp cho người dân nghèo (phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số) dễ tiếp cận hơn với cuốn tài liệu này. Dự kiến, cuốn cẩm nang sẽ hoàn thành trong tháng 8 và sẽ phân bổ đến các hộ dân.
Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong quá trình triển khai, công tác chọn giống và trao tặng bò cho người dân trong năm 2015 được Ban chỉ đạo chương trình thực hiện rất chặt chẽ, tuân thủ các quy định của của cơ quan chuyên môn về việc tiêm phòng dịch cũng như nuôi nhốt cách ly trước khi trao tặng cho người dân. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện các con giống kém chất lượng để loại bỏ không trao tặng cho người dân.