Con Thylacine cuối cùng của thế giới

(Dân trí) - Con Thylacine có cái tài mà không một loài động vật có túi nào bắt chước được: ngoác miệng rộng tận mang tai. Nói chính xác hơn, hai mõm của nó có thể tạo thành góc tù 120 độ.

Tiếc thay màn trình diễn độc đáo này chẳng bao giờ có thể xem được tận mắt lần nữa, bởi con Thylacine cuối cùng đã giã từ thế giới vào ngày 7/9/1936 do không được chăm nom chu đáo - bị khóa ngoài chuồng và cả đêm hứng chịu cái lạnh giá dưới 0 độ C.

 

Còn được gọi bằng cái tên hổ Tasmania, Thylacine là loài thú có túi ăn thịt to lớn nhất thời hiện đại. Nó không có bất kỳ quan hệ dòng giống nào với đám thú săn mồi sống trên Bắc bán cầu mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng giống sói và hổ.

 

Con Thylacine cuối cùng của thế giới - 1
 

Cho đến năm 1986 Thylacine vẫn còn đeo mác “loài thú bị đe dọa” bởi theo quy ước quốc tế, một loài vật bất kỳ phải biệt tích mọi dấu vết trong ít nhất 50 năm thì mới được tuyên bố là tuyệt chủng.

 

Dù vậy nhiều người vẫn một mực tin rằng Thylacine còn tồn tại. Thi thoảng lại xôn xao những tin đồn đã bắt gặp Thylacine ở Tasmania hay đâu đó trên lãng thổ Australia. Tháng 1/1973, người ta quay phim được một con vật lạ xuất hiện ở nam Australia và cho rằng đó là thylacine - khẳng định này tới nay vẫn chưa được xác thực.

 

Con Thylacine cuối cùng của thế giới - 2
 

Những hình ảnh sống động cuối cùng về loài Thylacine được ghi lại vào năm 1933 tại sở thú Hobart (Tasmania, nam Australia). Đoạn phim tư liệu dài 62 giây là tư liệu cuối cùng về loài thú “rộng miệng” này.

 

 

Thùy Vân

Theo Fogonazos