Coca – Cola và câu chuyện cam kết trách nhiệm với môi trường
Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với tiêu chí tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... đang trở thành xu thế chung trong định hướng phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp. Không nằm ngoài định hướng đó, Coca-Cola cũng xem vấn đề môi trường là yếu tố tiên quyết khi đầu tư mở rộng hạ tầng sản xuất tại Việt Nam.
“Tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon”
Câu chuyện về chiến lược phát triển bền vững gắn liền với môi trường của Coca-Cola Việt Nam đã bắt đầu ngay từ những năm đầu thành lập, và đặc biệt được đẩy mạnh khi tập đoàn cam kết tăng vốn thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Với nguồn tiền này, nhãn hàng đã mạnh dạn đầu tư vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền sản xuất mới cho ba nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. “Những dây chuyền này không chỉ tân tiến nhất mà còn là công nghệ thân thiện môi trường nhất, giúp chúng tôi tiết kiệm 10% lượng tiêu thụ điện, 15% lượng hơi nước và 20% lượng nước tiêu thụ” - ông Irial Finan, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn đã phát biểu vào thời điểm đó.
Theo ông Irial Finan, sự đầu tư này là phù hợp với những cam kết về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường - vốn là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của doanh nghiệp nhiều năm nay. Tại VN, mỗi sự đầu tư cải tiến đều là một bước tính toán sâu cho môi trường. Khi áp dụng công nghệ Màng lọc sinh học mới MBR (Membrane Bio Reactor), Coca-Cola VN tính toán cho việc tăng hiệu quả xử lý và nâng cao chất lượng nước thải khi trả chúng về tự nhiên. Thậm chí, nguồn nước này đang được tái sử dụng để tưới tiêu, trồng cây, nuôi cá... tại các nhà máy. Khi triển khai các dự án với công nghệ được cải tiến như Tối ưu hóa quy trình vệ sinh súc rửa thiết bị, súc rửa chai, tái sử dụng nước RO; Hệ thống thu nước mưa Coca-Cola VN hướng đến việc giảm thiểulượng nước ngầm khai thác hàng năm cho sản xuất. Các cải tiến này giúp cả ba nhà máy tiết kiệm từ 3% đến hơn 5% lương nước sử dụng; tại nhà máy Hà Nội Riêng tại nhà máy Thủ Đức (TP.HCM), lượng nước cần để sản xuất ra một lít nước giải khát đã giảm 6% - mức giảm đáng kể đối với doanh nghiệp kinh doanh 100% sản phẩm có nước là thành phần chủ yếu.
Ngay cả việc dùng nguyên liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass ( Nguyên liệu tái tạo) để thay thế dầu nhiên liệu FO cũng là một bước đi thể hiện quyết tâm của Coca-Cola VN trong việc thực hiện cam kết “tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon”. Nhiều chuyên gia môi trường từng nhận định CNG là nguồn nhiên liệu của tương lai nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính, các khí độc như NO2, CO… và hầu như không phát sinh bụi. Công ty thậm chí còn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các xe nâng và phương tiện vận chuyển của công ty luôn hạn chế vận chuyển giờ cao điểm, bảo dưỡng xe và bảo đảm thông số khói thải theo yêu cầu ở mức cao nhất để mang đến sự trong lành nhất có thể cho môi trường tự nhiên quanh nhà máy.
Đặt điều kiện sinh sống của người dân lên hàng đầu
Nếu có dịp dạo quanh những cung đường yên bình, xanh mát cỏ cây dẫn vào các nhà máy hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết nơi này đang sở hữu những “cỗ máy” có công suất cao nhất nhì khu vực. Giảm thiểu mùi hôi, hạn chế tiếng ồn - đó là cách doanh nghiệp đang làm để tạo nên một môi trường đáng sống cho cư dân lân cận nhà máy. Rác thải được thu gom vào các thùng chứa quy định để tránh mùi hôi và nước rỉ rác. Công ty còn dành các kho có diện tích lớn để lưu trữ chất thải nguy hiểm và xử lý định kỳ hàng tháng. Những khu vực có tiếng ồn lớn như máy thổi khí, máy phát điện, máy nén khí, nồi hơi… luôn có phòng cách âm và tường kín bao quanh. Vào giờ cao điểm, những hàng xe tải tấp nập ra vào nhà máy, nhưng tuyệt nhiên không có một tiếng còi, thậm chí, còi hơi còn bị cấm tuyệt đối trong khu vực sản xuất nhằm giúp cư dân lân cận nhà máy có cuộc sống yên bình nhất.
Những nỗ lực trong tiết kiệm năng lượng và nước, giảm tiếng ồn, nước thải, khí thải… đã giúp Coca-Cola đạt chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design - một tiêu chuẩn đầu ngành thiết kế và đầy khắt khe về Năng Lượng và Môi Trường) cho nhà máy tại TP.HCM vào năm 2014. Được biết, hai nhà máy tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng đều đang được đầu tư nâng cấp thêm nữa về cơ sở hạ tầng để hướng đến tiêu chuẩn LEED nói trên. Chứng nhận uy tín này không chỉ là niềm tự hào của nhãn hàng này mà còn là tín hiệu tích cực cho môi trường tự nhiên và những người dân sinh sống vùng lân cận.
Góp phần làm cho cuộc sống người dân tốt đẹp hơn cũng là một phần trong câu chuyện phát triển bền vững của Coca-Cola VN, mà người hưởng lợi trực tiếp, đầu tiên luôn là những cư dân quanh khu vực nhà máy. Mới đây nhất, người dân Thủ Đức (TP.HCM) đã vô cùng vui mừng khi được uống nước sạch thoải mái từ hệ thống lọc nước hiện đại, vận hành bằng năng lượng mặt trời tại EKOCENTER. Mô hình này được xây dựng như một “Trung tâm hỗ trợ cộng đồng”, nơi người dân địa phương có thể tiếp cận nước uống tinh khiết, năng lượng mặt trời, internet không dây để tận hưởng cuộc sống. Ngoài ra, còn có hơn 50.000 người dân trên 7 tỉnh thành trong cả nước đã có nguồn nước sạch để sử dụng hàng ngày nhờ chương trình “Nước sạch cho cộng đồng” do Coca-Cola phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ thực hiện trong suốt 10 năm qua. Bên cạnh đó, hình ảnh một Tràm Chim đầy sức sống thông qua dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” đã theo đuổi 8 năm nay cũng là điểm sáng giúp Coca-Cola “ghi điểm” trong mắt người Việt Nam. Quan trọng hơn, đó là minh chứn rõ nhất cho một điều: đầu tư vào môi trường và cải thiện cuộc sống người dân luôn là một bước đi thông minh và hiệu quả nhất để doanh nghiệp xây thương hiệu.