Chứng bệnh thích làm trẻ con khi đã trưởng thành
(Dân trí) - Ở tuổi 22, Lexi thường được bạn trai đọc truyện cho nghe trước khi ngủ, cho bú bình… Cô cũng xem phim hoạt hình, chơi đồ chơi...
Cô gọi bạn trai là “bố" và anh này sẽ cho cô ăn, đọc sách cho cô nghe, đưa cô vào giường ngủ và cả thay tã.
Theo chia sẻ của cặp đôi này thì họ không quan hệ tình dục và bạn trai cũng không được phép ngủ với những phụ nữ khác. Người bạn trai này đã biết về tình trạng của Lexi khi hẹn hò và chấp nhận vô điều kiện. Đó là lý do vì sao anh chăm sóc Lexi như một người mẹ chăm sóc em bé suốt hơn 1 năm qua.
Lexi cho biết cô không hề đóng vai trẻ em mà sống thực thụ như một đứa trẻ và mong muốn được sống như vậy đến hết cuộc đời.
Tuy nhiên, cũng chính Lexi cho biết cô hoàn toàn có suy nghĩ của người lớn và có thể tắt “chế độ trẻ em” để chuyển sang “chế độ người lớn" khi bạn trai muốn nói chuyện nghiêm túc.
Cặp đôi này cũng đã lên kế hoạch để sống như thế này bền lâu và cho biết không quan tâm mọi người nghĩ gì.
Lexi không phải là trường hợp đầu tiên “sống như trẻ con khi đã trưởng thành”. Theo các chuyên gia tâm lý học, số lượng người mắc hội chứng “trẻ em trong hình hài người lớn" có thể lên tới cả chục ngàn trên khắp thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa được ghi nhận là một chứng bệnh tâm thần.
Các nghiên cứu về hội chứng này hiện cũng rất ít, kể từ năm 1966 đến nay chỉ ghi nhận 3 trường hợp. Đó là trường hợp 1 thanh niên 20 tuổi bị bắt khi đang đột nhập vào một ngôi nhà để ăn cắp tã lót của em bé. Anh ta thích mang tã để thực hiện hành vi thủ dâm chứ không phải vì muốn làm em bé.
Một trường hợp khác mặc tã lót, uống sữa bình khi bước vào tuổi 15. Trường hợp này bị mất cân bằng hooc môn tăng trưởng và được điều trị. Sau tuổi 17, thanh niên này đã bỏ được việc đóng bỉm nhưng lại mặc quần áo của phụ nữ.
Một trường hợp mới nhất 35 tuổi, làm việc trong lĩnh vực pháp lý, đến gặp chuyên gia tâm lý vì muốn thoát khỏi cảm giác mắc kẹt trong hình hài trẻ con để có thể lấy vợ sinh con. Nhưng bác sĩ tâm lý đã không điều trị thành công trường hợp này khi mục đích thực sự của bệnh nhân là biến chuyên gia tâm lý thành “một người mẹ hờ" để anh ta thể hiện xu thế trẻ con.