Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám

(Dân trí) - Đưa tay vào hàm răng sắc nhọn của loài cá mập? Cảnh tượng cõ lẽ chỉ thấy trong các cơn ác mộng. Vậy mà, chuyện thật 100% khi một nhà sinh vật biển người Australia dũng cảm làm việc đó để giải cứu cho một con cá mập bị nạn.

Câu chuyện bắt đầu kể từ khi một nhóm các nhà sinh vật biển Australia tình cờ bắt bặp một con cá mập xám dài tới 3 mét bị mắc kẹt với một ống sắt lớn dài hơn 1 mét xuyên qua miệng.

 

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 1

 

Với một ống sắt lớn mắc trong miệng, con cá mập này gặp rất nhiều khó khăn trong việc săn mồi để duy trì sự sống. Do đó, việc giải cứu cho nó là việc làm hết sức cấp bách.

 

Thực ra ống này là một chiếc lao xiên cá thường được sử dụng trên các tàu đánh cá lớn. Có thể, con cá mập này đã là mục tiêu của những chiếc tàu đó nhưng may mắn thoát nạn. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc đó lại không dễ chịu một chút nào.

 

Các nhà sinh vật biển đã phải rất cẩn thận để không làm con cá “nổi giận”. Đầu tiên họ thắt một sợi dây thòng lọng qua đầu nó, rồi sau đó đưa vào một chiếc thùng nhựa lớn chuyên dụng để đưa lên khỏi mặt nước.

 

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 2

Con cá mập bị một chiếc ống sắt xuyên qua miệng.

 

Ngay sau khi được đưa lên tàu, có cá mập được tiêm thuốc mê để có thể nằm yên cho các “bác sĩ” cứu chữa.

 

Nhà sinh vật biển John Natoli đã rất can đảm đưa tay qua hàm răng sắc nhọn của cá mập xám, một trong những loài động vật ăn thịt hung dữ nhất trong lòng đại dương, để lôi ống sắt này ra khỏi miệng nó.

 

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 3

Các nhà sinh vật biển đang cố gắng đưa con cá lên bờ.

 

Nói về cảm tưởng khi thực hiện công việc đó, John cho biết: “Mặc dù biết đã có biện pháp phòng ngừa bảo đảm an toàn tuyệt đối, thế nhưng, cảm giác thò tay vào miệng của loài “quái vật” biển hung dữ như thế này thật là kinh khủng. Bạn biết đấy, hàm răng của nó thật chắc khỏe với những chiếc răng như những con dao sắc nhọn có thể lấy đi cánh tay chỉ trong chớp mắt”.

 

Cuối cùng con cá mập “may mắn” này cũng đã được thả về đại dương với 1 chip điện gắn trong người để giúp các nhà khoa học theo dõi sự phát triển sau này của nó.

 

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 4

 

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 5

Nhà sinh vật biển John Natoli đưa tay vào hàm cá để rút ống sắt.

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 6

Con cá đã được giải cứu an toàn.

Chùm ảnh: Đưa tay vào hàm cá mập xám - 7

 

Anh Nguyễn

Theo Topnews