CEO SCG: Sự bền vững là giá trị cốt lõi trong hoạt động của công ty

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Tiên phong áp dụng kinh tế tuần hoàn theo hướng tiếp cận ESG, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG chia sẻ về những thành tựu trong hơn 30 năm, kể từ khi có mặt tại Việt Nam.

Theo CEO SCG, nhờ kiên định với chiến lược phát triển bền vững, tập đoàn đã vượt qua các thách thức của nền kinh tế, duy trì khả năng phục hồi lâu dài.

CEO SCG: Sự bền vững là giá trị cốt lõi trong hoạt động của công ty - 1
Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn SCG.

Hơn 3 thập kỷ hiện diện tại Việt Nam, trọng tâm phát triển của SCG đã có những điều chỉnh gì?

- Sự bền vững là yếu tố cốt lõi trong hoạt động của SCG. Chúng tôi nỗ lực đóng góp cho cộng đồng địa phương nơi chúng tôi hoạt động. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam vào năm 1992, SCG nhất quán áp dụng chiến lược phát triển bền vững này, trong đó sự cân bằng giữa kinh tế - xã hội và môi trường vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Những năm gần đây, đối mặt với những thách thức toàn cầu như Covid-19, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội…, SCG đã áp dụng chiến lược ESG 4 Plus toàn diện bao gồm bốn cách tiếp cận chính: hướng đến phát thải ròng bằng không; phát triển xanh; giảm bất bình đẳng; thúc đẩy hợp tác; công bằng và minh bạch xuyên suốt tất cả các hoạt động. Khung chiến lược này cho phép chúng tôi vượt qua các thách thức và duy trì khả năng phục hồi về lâu dài.

Vậy tại Việt Nam, SCG đã đạt được những cột mốc bền vững đáng chú ý nào?

- Về môi trường, các công ty thành viên của SCG tại Việt Nam luôn tiên phong trong các sáng kiến và tiêu chuẩn mẫu mực về bảo vệ môi trường; điển hình như Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP) đã áp dụng các công nghệ tiên tiến đề cao các biện pháp an toàn, thân thiện với môi trường.

Với vai trò tiên phong về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, chúng tôi đã ký Biên bản Hợp tác Công tư với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng chương trình quản lý chất thải nhựa; và tham gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE). Ở cấp địa phương, chúng tôi hợp tác với các trường học nhằm hướng dẫn các thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải.

Trong hoạt động xã hội, với quan điểm giảm bất bình đẳng, chúng tôi xây dựng dự án "Trao tay nghề, Tạo sinh kế" giúp những người dân có hoàn cảnh khó khăn có được tay nghề và việc làm bền vững. Học bổng "SCG Sharing the Dream" trong 16 năm qua đã hỗ trợ việc học tập cho hơn 5.500 học sinh - sinh viên trên toàn quốc.

Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng sân thể thao cộng đồng, sân chơi cũng như tổ chức việc phẫu thuật đục thủy tinh thể mắt miễn phí cho cộng đồng. Những hoạt động quan tâm sức khỏe và thể chất này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương.

Với triết lý tin vào giá trị của mỗi cá nhân, chúng tôi cũng xây dựng nhiều chương trình dành cho giới trẻ, nhằm rèn luyện tư duy bền vững cho sinh viên thông qua các cuộc thi thường niên như "Tìm kiếm ý tưởng xanh - Chữa lành Trái đất", "Cuộc thi thiết kế bao bì SCGP". Ngoài ra, từ năm 2009, chúng tôi cũng đã thường xuyên tài trợ cho Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi tọa lạc dự án Hóa dầu Long Sơn.

Trong lĩnh vực quản trị minh bạch, SCG và các công ty thành viên đã được trao các giải thưởng liên quan đến phát triển bền vững và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh. Một số giải thưởng nổi bật là: "Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu" năm 2022 - 2023; "Top 100 doanh nghiệp bền vững" năm 2022.

Phát triển bền vững trở thành mục tiêu cốt lõi của nhiều nền kinh tế, các quốc gia trên toàn cầu. Đánh giá của ông về xu thế này như thế nào?

- Tôi đánh giá cao những sáng kiến nhanh chóng và minh bạch của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững. Cam kết của Thủ tướng Việt Nam tại COP26 về mục tiêu net zero đến năm 2050 và các hành động tiếp theo đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với tương lai bền vững cho Việt Nam.

Một ví dụ là NAPCE được trình Chính phủ vào tháng 11/2023, thể hiện nỗ lực chung của tất cả các bên và phản ánh quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và điều chỉnh sự phát triển kinh tế của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Để thực hiện thành công kế hoạch trên đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa tất cả các bên, trong đó Chính phủ cung cấp nền tảng, chính sách, hướng dẫn, cơ sở hạ tầng và thông tin, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò trung tâm trong việc khép kín vòng tuần hoàn trong kinh tế.

Ngoài ra, việc khuyến khích hợp tác quốc tế, như đã thấy trong các sự kiện như Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam năm 2022 và 2023, là đáng trân trọng. Các diễn đàn này không chỉ đưa ra lộ trình rõ ràng cho kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn trong vòng một năm, mà còn là nền tảng để khối doanh nghiệp tư nhân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

CEO SCG: Sự bền vững là giá trị cốt lõi trong hoạt động của công ty - 2
SCG tham gia tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2023 cùng lãnh đạo Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan.

Những kỳ vọng của ông với chương trình kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE)?

- SCG vui mừng và tự hào khi được đồng hành và chia sẻ tiếng nói của mình tại NAPCE từ những ngày đầu. Chúng tôi đánh giá cao cách tiếp cận có tầm nhìn xa của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hợp tác và quan điểm của nhiều bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch hành động quan trọng này.

CEO SCG: Sự bền vững là giá trị cốt lõi trong hoạt động của công ty - 3
CEO SCG chia sẻ tại sự kiện.

Cột mốc quan trọng tính đến ngày hôm nay thể hiện cam kết mạnh mẽ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn trong nước.

SCG cam kết góp phần vào quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác và cộng tác hướng tới mục tiêu chung Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.

Quyết định theo đuổi và cam kết với các mục tiêu về kinh tế tuần hoàn nói riêng hay phát triển bền vững nói chung mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

- Mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng về kinh tế tuần hoàn và tính bền vững. Đối với SCG, chúng tôi có được một số ưu điểm nhờ phương pháp tiếp cận ESG Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp), bao gồm:

Thích ứng với các đại xu hướng: chúng tôi tăng cường khả năng ứng phó với những thay đổi trong kinh doanh như: chuyển đổi năng lượng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Tăng cường năng lực cạnh tranh: điều này giúp chúng tôi dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh bằng các sản phẩm giá trị gia tăng cao và công nghệ xanh trên thị trường, nổi bật như: SCG Green Choice.

Tính ổn định: chúng tôi tự chủ và kiên cường hơn cũng như đứng vững trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu (chiến tranh, biến đổi khí hậu, dịch Covid-19…) nhờ vào mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tạo ra giá trị chung: củng cố mối quan hệ của SCG với các đối tác, cùng góp phần thúc đẩy tác động tích cực đến cộng đồng.

CEO SCG: Sự bền vững là giá trị cốt lõi trong hoạt động của công ty - 4
Những sản phẩm ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ESG của SCG được trưng bày tại sự kiện mang tầm vóc quốc gia.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm