Câu chuyện về những “Nhịp cầu ước mơ” vươn lên giữa bão Tembin

Siêu bão Tembin đã đi qua và may mắn không để lại nhiều thiệt hại cho miền Tây Nam Bộ. Trong hành trình triệu người chống bão đó, có những câu chuyện thật đẹp sẽ được nhớ mãi như hình ảnh những người đi xây “Nhịp cầu ước mơ” cho bà con nghèo.

Những cây cầu mọc lên giữa bão

Cách đây 1 tuần, khi tin tức đầu tiên về cơn bão Tembin xuất hiện, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh cùng ekip chương trình “Nhịp cầu ước mơ” đã quyết định dốc sức phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện 2 điểm cầu tại Bến Tre, Long An để hỗ trợ bà con trước bão.

Câu chuyện về những “Nhịp cầu ước mơ” vươn lên giữa bão Tembin

Người dân Chợ Lách, Bến Tre trông ngóng về những Nhịp cầu ước mơ

Ngay lập tức, 2 điểm cầu nói trên “sáng đèn” ngày đêm, tốc độ thi công đẩy lên tối đa để chạy đua với bão. Cùng lúc đó, hàng trăm kỹ sư, công nhân khác cũng căng mình trên các điểm cầu tại Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu để xây những cây cầu kiên cố giúp bà con chống chọi với thiên tai ngày càng bất thường.

Chiều 21/12, điểm cầu tại “vương quốc” hoa kiểng Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre đã hoàn thiện. Sáng 22/12, Cây cầu thép dây văng mới với tên gọi Dr Thanh – Tân Thới chính thức thông xe trong niềm hân hoan của hàng ngàn bà con người dân.

“Không kịp tham dự lễ khánh thành, ngay chiều 21/12 toàn đội ngũ thi công đã lên đường về tiếp ứng cho điểm cầu Mộc Hóa, Long An”, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết.

Cuối tuần qua, giữa lúc hàng triệu người miền Tây hối hả chạy bão Tembin thì tại vùng biên Đồng Tháp Mười, các kỹ sư, công nhân vẫn kiên cường bám trụ để nỗ lực đưa cây cầu thép dây văng với tên gọi Dr Thanh – Cả Gừa vào sử dụng, hỗ trợ bà con chống chọi với thiên tai bão lũ.
Cuối tuần qua, giữa lúc hàng triệu người miền Tây hối hả chạy bão Tembin thì tại vùng biên Đồng Tháp Mười, các kỹ sư, công nhân vẫn kiên cường bám trụ để nỗ lực đưa cây cầu thép dây văng với tên gọi Dr Thanh – Cả Gừa vào sử dụng, hỗ trợ bà con chống chọi với thiên tai bão lũ.

Chiều 24/12, cây cầu đã kịp hoàn thiện trước khi bão đổ về. Sáng 26/12, nghi thức khánh thành và bàn giao cầu Dr Thanh – Cả Gừa trị giá gần 850 triệu đồng được diễn ra đơn giản trong nỗi xúc động xen lẫn mừng vui của cả người đi xây cầu lẫn của hàng ngàn bà con người dân.

Không xúc động và vui mừng sao được, bởi ước ao có được cây cầu thép vững chãi chống chọi với lũ lụt bao năm nay đã thành hiện thực, bởi món quà này đến trong thời điểm hết sức đặc biệt khi cả miền Tây vẫn ớn lạnh khi nghĩ đến cơn cuồng phong Tembin suýt ập vào quê hương.

Chia sẻ về hành trình xây cầu chạy đua với bão, bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát cho biết: “Trong bão gió thế này thì cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ là điểm tựa lớn nhất để bà con vượt qua khó khăn, nguy hiểm. Điều này đã thôi thúc chúng tôi phải nỗ lực hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cầu để giúp đỡ bà con nhanh nhất có thể”.

Để quê nghèo qua sông không phải lụy đò

Mặc dù rất nguy hiểm và thường xảy ra tai nạn, nhưng bao năm qua người dân xã Bình Phong Thạnh vân phải ráng đi qua cây cầu nguy hiểm này.
Mặc dù rất nguy hiểm và thường xảy ra tai nạn, nhưng bao năm qua người dân xã Bình Phong Thạnh vân phải ráng đi qua cây cầu nguy hiểm này.

Sự hồ hởi của anh Lên đã nói lên tất cả ý nghĩa mà những cây cầu thép dây văng từ Tân Hiệp Phát đem lại cho người dân nghèo miền Tây. Những cây cầu vững chãi mọc lên thay thế cho cầu khỉ, cầu ván, thay cho những chiếc xuồng ba lá giúp đời sống người dân “dễ thở” hơn rất nhiều.

Nhớ lại cảnh cây cầu cũ tại ấp 1 của xã ngả nghiêng trong bão lũ, Ông Trần Văn Ninh, Bí Thư xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa kể: “Cây cầu đó chúng tôi chỉ dám đi lại trong mùa khô, 3 tháng mùa lũ tuyệt đối không ai dám đi vì quá nguy hiểm”. Trong lời kể như có gì đó ngậm ngùi bởi “cây cầu nằm giữa trung tâm xã và nối ra đường tuần tra biên giới”.

Tuy nhiên, cảnh cụt đường, muốn qua sông phải lụy đò ấy đã ở lại phía sau. Bằng sự quyết tâm của Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh cùng các kỹ sư, công nhân, cây cầu Dr Thanh – Cả Gừa dài 50m đã sừng sững hiện lên giữa ngã ba sông để nối liền 2 bến, cho học sinh đến trường an toàn hơn, nông sản được giá hơn, con đường tiến đến phát triển du lịch rừng Tràm của địa phương cũng gần hơn. Bao dự định đang mở ra đầy hy vọng cho năm mới nơi đây.
Tuy nhiên, cảnh cụt đường, muốn qua sông phải lụy đò ấy đã ở lại phía sau. Bằng sự quyết tâm của Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh cùng các kỹ sư, công nhân, cây cầu Dr Thanh – Cả Gừa dài 50m đã sừng sững hiện lên giữa ngã ba sông để nối liền 2 bến, cho học sinh đến trường an toàn hơn, nông sản được giá hơn, con đường tiến đến phát triển du lịch rừng Tràm của địa phương cũng gần hơn. Bao dự định đang mở ra đầy hy vọng cho năm mới nơi đây.

Khi giao thương đi lại được giải quyết, cuộc sống người dân quê nghèo sẽ có cơ hội đi lên. Cũng như ở Bình Phong Thạnh, bà con xã Tân Thiềng, Bến Tre giờ đây đã rút ngắn khoảng cánh từ xã lên huyện tới 3km nhờ cầu Dr Thanh – Tân Thới. Hàng hóa, hoa kiểng chạy thẳng qua cầu ra quốc lộ 57 theo những chuyến xe xuôi về các tỉnh thành khác.

Với cầu Dr Thanh – Tân Thới, người dân Tân Thiềng đang hy vọng vào một mùa kinh doanh Tết nhộn nhịp hơn, một năm mới thịnh vượng hơn và đưa hoa kiểng, trái cây của “vương quốc” này lan tỏa đến khắp các vùng miền khác. Có thể nói, sau bão, mùa xuân đã về với bà con nơi đây.

Cứ như vậy, những cây cầu vươn lên giữa bão, giữa những khó khăn thách thức mà tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh cùng các kỹ sư, công nhân đang miệt mài dựng lên khắp miền Tây suốt 2 năm qua đang và sẽ góp phần thay đổi cuộc sống người dân một cách bền vững với tương lai tươi sáng hơn.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm