Cặp song sinh dính liền đỉnh đầu ở Bangladesh

Một cặp song sinh dính liền đầu hiếm gặp đã chào đời khỏe mạnh ở Bangladesh.


Cặp chị em song sinh dính liền đầu Rabia và Rukia.

Cặp chị em song sinh dính liền đầu Rabia và Rukia.

Cặp chị em song sinh Rabia và Rukia đã chào đời trong tình trạng dính liền phần đầu hồi tháng 7 vừa qua tại một bệnh viện ở huyện Pabna thuộc tỉnh Rajshahi, Bangladesh. Hai bé đã được chăm sóc đặc biệt suốt hai tuần trước khi trở về với bố mẹ.

Bố mẹ của cặp song sinh, Taslima Khatun Uno và Mohammed Rafiqul Islam không hề biết rằng con của họ bị dính liền nhau cho tới khi chúng chào đời. Taslima mang thai bình thường cho đến cảm thấy khó chịu khoảng 1 tháng trước ngày sinh dự kiến, cô tới khám tại bệnh viện PDC đã được yêu cầu mổ đẻ để đảm bảo an toàn.


Cô Taslima không biết hai con của mình dính liền nhau cho tới khi chúng chào đời.

Cô Taslima không biết hai con của mình dính liền nhau cho tới khi chúng chào đời.

“Trong khi mổ, bác sĩ hét lên ‘hai đứa trẻ!’ Chúng ta phải cứu sống chúng”, cô Taslima cho biết. “Đó là thời điểm tôi bắt đầu lo lắng rằng hai đứa con của mình chào đời trong tình trạng dính liền nhau. Cả đêm tôi nghe tiếng con của mình khóc và chỉ được nhìn mặt chúng vào sáng hôm sau”.

Hiện tại, vợ chồng cô Taslima đang chờ đợi để xem liệu các bác sĩ có thể phẫu thuật tách đôi hai đứa con của họ hay không. Giáo sư Rohu Rahim đến từ trường đại học Y Banghabandhu Sheik Murjib, cho biết cặp đôi dính liền đầu vẫn có hy vong sống độc lập với nhau.

“Đầu của hai đứa trẻ dính liền với nhau ở phần đỉnh, nên chúng có thể cử động dễ dàng hơn những trường hợp song sinh dính liền đầu khác”, ông Rahim cho biết.


Cặp song sinh phải chờ ít nhất 2 năm nữa để biết có thể sống độc lập với nhau hay không.

Cặp song sinh phải chờ ít nhất 2 năm nữa để biết có thể sống độc lập với nhau hay không.

Rabia và Rukia cần được chụp cắt lớp trong vòng 45 đến 60 phút để các bác sĩ có thể chẩn đoán liệu tuần hoàn máu giữa não của hai đứa trẻ là chung hay riêng biệt. Giáo sư Rahim cho biết nhóm của ông cần chờ ít nhất 2 năm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về trường hợp của cặp song sinh này.

Bố mẹ của cặp song sinh đều là giáo viên và họ lo lắng rằng sẽ không có đủ khả năng tự chi trả cho cuộc phẫu thuật. Họ đã đề nghị chính phủ Bangladesh hỗ trợ tài chính trong trường hợp hai bé được phẫu thuật tách đôi.

“Cuộc phẫu thuật sẽ rất tốn kém và chúng tôi không đủ khả năng lo liệu về tài chính, nên chúng tôi đang đề nghị chính phủ giúp đỡ”, anh Mohammed nói.

Theo Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm