Cận cảnh bộ lư "tam bảo vĩnh hằng" khách trả 15 tỷ không bán

(Dân trí) - Đây là bộ tác phẩm làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên, gồm một Lư Hương có đường kính 45cm, cao 118cm được chạm khắc bối cảnh “lưỡng long tranh châu” và đôi lọ hoa có đường kính 40cm, cao 108cm được chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.

Cận cảnh bộ lư Tam Bảo Vĩnh Hằng khách trả 15 tỷ không bán

Ông Phạm Nhật Minh (SN 1941, Tân Mai, Hà Nội) được mệnh danh là “ông vua đồ đá” ở Hà Nội nhờ chế tạo và sở hữu những bộ sưu tập đá quý tinh xảo và ấn tượng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến bộ “Tam bảo Vĩnh Hằng” được ông Minh lên ý tưởng và cùng thợ thực hiện trong gần 3 năm. Bộ tác phẩm được trưng bày trong 10 cuộc triển lãm dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội và từng được xác lập kỷ lục Việt Nam nhờ kích thước lớn nhất, tinh xảo nhất cầu kỳ và công phu nhất từng được thực hiện.
Ông Phạm Nhật Minh (SN 1941, Tân Mai, Hà Nội) được mệnh danh là “ông vua đồ đá” ở Hà Nội nhờ chế tạo và sở hữu những bộ sưu tập đá quý tinh xảo và ấn tượng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến bộ “Tam bảo Vĩnh Hằng” được ông Minh lên ý tưởng và cùng thợ thực hiện trong gần 3 năm. Bộ tác phẩm được trưng bày trong 10 cuộc triển lãm dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội và từng được xác lập kỷ lục Việt Nam nhờ kích thước lớn nhất, tinh xảo nhất cầu kỳ và công phu nhất từng được thực hiện.
Đây là bộ tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên gồm một Lư Hương có đường kính 45cm, cao 118cm được chạm khắc bối cảnh “lưỡng long tranh châu” và đôi lọ hoa có đường kính 40cm, cao 108cm được chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.
Đây là bộ tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên gồm một Lư Hương có đường kính 45cm, cao 118cm được chạm khắc bối cảnh “lưỡng long tranh châu” và đôi lọ hoa có đường kính 40cm, cao 108cm được chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.
Trong đó, riêng chiếc lư hương được chế tác từ đá nguyên khối nặng 1 tấn, chạm khắc 83 con rồng trùng với số năm Thìn xuất hiện trong lịch sử tính đến thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trong đó, riêng chiếc lư hương được chế tác từ đá nguyên khối nặng 1 tấn, chạm khắc 83 con rồng trùng với số năm Thìn xuất hiện trong lịch sử tính đến thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo ông Minh điều đặc biệt, bộ lư có màu xanh và đỏ ngọc tự nhiên, sáng bóng và nổi những vân đá đẹp mắt. Để hoàn thành tác phẩm, ông Minh phải huy động đến hơn 10 thợ lao động nghiêm túc trong suốt 3 năm. “Bộ sản phẩm làm hoàn toàn thủ công, chạm khắc 3 lớp đá, với những đường nét tinh tế, cầu kỳ. Để tránh sai sót và giúp người thợ tập trung cao độ, chúng tôi thường phải làm việc vào ban đêm”, ông Minh nói.
Theo ông Minh điều đặc biệt, bộ lư có màu xanh và đỏ ngọc tự nhiên, sáng bóng và nổi những vân đá đẹp mắt. Để hoàn thành tác phẩm, ông Minh phải huy động đến hơn 10 thợ lao động nghiêm túc trong suốt 3 năm. “Bộ sản phẩm làm hoàn toàn thủ công, chạm khắc 3 lớp đá, với những đường nét tinh tế, cầu kỳ. Để tránh sai sót và giúp người thợ tập trung cao độ, chúng tôi thường phải làm việc vào ban đêm”, ông Minh nói.
Cảnh làng quê Việt với “dòng sông, bến nước, con đò” được các nghệ nhân chạm khắc khá tinh tế trên hai chiếc lọ hoa.
Cảnh làng quê Việt với “dòng sông, bến nước, con đò” được các nghệ nhân chạm khắc khá tinh tế trên hai chiếc lọ hoa.
Được biết, bộ tác phẩm được chế tạo từ đá Pyrophyllite tự nhiên (đá bán quý). Theo ông Minh, loại đá này không phải hiếm nhưng để tìm được những khối đá có kích thước lớn không phải đơn giản. Trong 100 tấn đá khai mới chọn được 1 tấn đá đạt yêu cầu sử dụng, tuy nhiên đó đa phần là loại đá nhỏ. Những khối đá nặng 1 - 2 tấn có màu sắc độc đáo như bộ Tam bảo Vĩnh Hằng là rất quý hiếm.
Được biết, bộ tác phẩm được chế tạo từ đá Pyrophyllite tự nhiên (đá bán quý). Theo ông Minh, loại đá này không phải hiếm nhưng để tìm được những khối đá có kích thước lớn không phải đơn giản. Trong 100 tấn đá khai mới chọn được 1 tấn đá đạt yêu cầu sử dụng, tuy nhiên đó đa phần là loại đá nhỏ. Những khối đá nặng 1 - 2 tấn có màu sắc độc đáo như bộ Tam bảo Vĩnh Hằng là rất quý hiếm.
Hiện tại, bộ tác phẩm được ông Minh trưng bày trong nhà riêng. Có khá nhiều đoàn khách tới chiêm ngưỡng trong đó nhiều thương lái nước ngoài ngỏ ý muốn mua “đứt” nhưng ông Minh chưa đồng ý bán. Gần đây nhất là đoàn khách người Trung Quốc, sau khi xem xét kỹ lưỡng bộ “Tam bảo vĩnh hằng” , họ thừa nhận đây là tác phẩm tinh xảo, độc đáo hiếm có và trả giá 10 tỷ đồng rồi nâng lên 15 tỷ nhưng ông Minh vẫn kiên quyết không bán.
Hiện tại, bộ tác phẩm được ông Minh trưng bày trong nhà riêng. Có khá nhiều đoàn khách tới chiêm ngưỡng trong đó nhiều thương lái nước ngoài ngỏ ý muốn mua “đứt” nhưng ông Minh chưa đồng ý bán. Gần đây nhất là đoàn khách người Trung Quốc, sau khi xem xét kỹ lưỡng bộ “Tam bảo vĩnh hằng” , họ thừa nhận đây là tác phẩm tinh xảo, độc đáo hiếm có và trả giá 10 tỷ đồng rồi nâng lên 15 tỷ nhưng ông Minh vẫn kiên quyết không bán.
“Đây là tâm huyết cả đời của tôi nên tôi coi nó là vô giá. Những sản phẩm đẹp về màu sắc, tinh xảo về đường nét chưa làm được nhiều. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, không sản xuất hàng loạt được, có cái không thể làm ra cái thứ 2. Chính vì thế, tôi muốn giữ lại để tổ chức các cuộc triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Minh cho hay.
“Đây là tâm huyết cả đời của tôi nên tôi coi nó là vô giá. Những sản phẩm đẹp về màu sắc, tinh xảo về đường nét chưa làm được nhiều. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, không sản xuất hàng loạt được, có cái không thể làm ra cái thứ 2. Chính vì thế, tôi muốn giữ lại để tổ chức các cuộc triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Minh cho hay.
Những đường nét chạm khắc cầu kỳ, sinh động của người thợ đã giúp nâng tầm đẳng cấp của tác phẩm
Những đường nét chạm khắc cầu kỳ, sinh động của người thợ đã giúp nâng tầm đẳng cấp của tác phẩm
Sản phẩm được làm nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trong các cuộc triển lãm, trưng bày bộ “Tam bảo vĩnh hằng” của ông Phạm Nhật Minh thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Sản phẩm được làm nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trong các cuộc triển lãm, trưng bày bộ “Tam bảo vĩnh hằng” của ông Phạm Nhật Minh thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Chủ nhân của bộ tác phẩm độc đáo này cũng khẳng định, kỹ thuật chạm khắc đá trên bộ Tam bảo vĩnh hằng được xem là tinh tế, cầu kỳ bậc nhất hiện nay.
Chủ nhân của bộ tác phẩm độc đáo này cũng khẳng định, kỹ thuật chạm khắc đá trên bộ "Tam bảo vĩnh hằng" được xem là tinh tế, cầu kỳ bậc nhất hiện nay.
Được biết, ông Minh đã có 28 năm gắn bó trong nghành khai thác và chế tạo đá quý. Ngoài “Tam bảo vĩnh hằng” ông Minh còn sở hữu nhiều tác phẩm chạm khắc đá tinh xảo khác như bộ Cửu long tranh châu đã có người đặt mua với giá 300 triệu đồng. Bộ Tháp Chàm được xuất khẩu đi nhiều nước, giá gần 100 triệu đồng. Bộ Chùa Một Cột có giá 70 triệu đồng... Trong ảnh là tấm bằng xác lập kỷ lục Việt Nam của bộ Tam bảo vĩnh hằng luôn được ông Minh lưu giữ và trân trọng như một vật quý trong nhà.
Được biết, ông Minh đã có 28 năm gắn bó trong nghành khai thác và chế tạo đá quý. Ngoài “Tam bảo vĩnh hằng” ông Minh còn sở hữu nhiều tác phẩm chạm khắc đá tinh xảo khác như bộ "Cửu long tranh châu" đã có người đặt mua với giá 300 triệu đồng. Bộ "Tháp Chàm" được xuất khẩu đi nhiều nước, giá gần 100 triệu đồng. Bộ "Chùa Một Cột" có giá 70 triệu đồng... Trong ảnh là tấm bằng xác lập kỷ lục Việt Nam của bộ "Tam bảo vĩnh hằng" luôn được ông Minh lưu giữ và trân trọng như một vật quý trong nhà.

Hà Trang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm