9 con người thay đổi thế giới bằng nghệ thuật và lòng tốt
(Dân trí) - Lòng tốt không thể nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận được. Đôi khi lòng tốt được giấu sau những hành động đơn giản như một lời khen, một lời thừa nhận, hay một cái nhìn dịu dàng. Và thế giới còn rất nhiều người đang miệt mài đi trao tặng lòng tốt của mình, không cần nhận lại sự đền ơn.
1. Germen Crew
Một nhóm 13 họa sĩ đường phố có tên gọi là Greman Crew được chính quyền thành phố Palmitas mời sơn lại các bức tường bẩn trong thành phố. Nhóm phải vẽ lại một “bức tranh” rộng đến 20.000 mét vuông.
Toàn bộ công việc mất đến 5 tháng để hoàn thành, nhưng kết quả thật kinh ngạc. 209 ngôi nhà, nơi sinh sống của 1.808 người dân, đã được sơn màu cầu vồng. Người dân đánh giá rất cao việc làm này. Nhưng quan trọng hơn, màu sắc đẹp đẽ của thành phố đã giúp làm giảm hẳn tỉ lệ tội phạm nơi này.
2. Patrick Commecy
Họa sĩ người Pháp Patrick Commecy và nhóm của ông đã quyết định vẽ tranh trên các bức tường trong tòa nhà. Khi phát hiện ra một bề mặt xấu xí, họ tự mình dùng sơn, cọ vẽ và biến đường phố trở thành gallery còn bức tường trở thành các tác phẩm đầy màu sắc tươi sáng. Commecy thích vẽ các hiệu ứng ảo giác quang học. Vì thế các ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ và ban công xinh xắn.
3. Jeff Hanson
Jeff Hanson chỉ là một đứa trẻ khi phát hiện ra khối u não khiến anh gần như bị mù. Khi Jeff trả qua các đợt hóa trị, mẹ anh đã giúp anh làm quen với nghệ thuật. Đó là cách Jeff trở thành họa sĩ. Mặc dù anh chỉ có thể phân biệt được đường nét và màu sắc của các vật lớn, anh vẫn khám phá ra cách vẽ của riêng mình. Khi Jeff 21 tuổi, anh đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Giá một bức tranh của anh vào khoảng 4.000 đôla và xuất hiện trong các bộ sưu tập của Warren Buffett và Elton John.
Khi 19 tuổi, Jeff tự hứa rằng anh sẽ đóng góp 1 triệu đôla cho từ thiện ở tuổi 20. Và anh đã làm được điều đó. Jeff tiếp tục quyên góp tiền cho hơn 100 tổ chức từ thiện. Tất cả các tổ chức này đều nhằm giups đỡ trẻ em bị ung thư.
4. Martina Billi
Martina Billy là một họa sĩ trẻ ở Ý. Cô học Mỹ thuật tại học viện Florentine. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn nhất cho các tác phẩm của Martina và nhân vật chính trong các bức tranh của cô thường là động vật.
Martina không sử dụng vải canvas hoặc giấy để vẽ mà tái sử dụng các tấm gỗ đã qua sử dụng hoặc bị bỏ đi cho sáng tác của mình. Tình yêu, lòng tốt và thiên nhiên hòa trộn nhau trong các bức tranh của cô.
5. Agnes Kasparkova
Agnes Kasparkova là một họa sĩ đường phố 91 tuổi người Séc. Một lần, bà quyết định biến ngôi làng nhỏ bé Luka của mình thành một điều kì diệu. Mỗi mùa xuân và mùa hè, trong suốt 40 năm, bà tô màu các ngôi nhà và trang trí cho ngôi làng. Agnes thêm màu sắc và sức sức cho nơi bà và người thân ở. Tất cả người dân nơi đây đều biết ơn công việc của Agnes và thêm yêu ngôi nhà thân thương của mình.
6. Roberto Mamani Mamani
Họa sĩ người Bolivia là một nghệ sĩ Aymara và các tác phẩm của anh đều mang biểu tượng và truyền thống bản địa Aymara.
Mamani Mamani nói rằng bà ngoại là người khuyến khích anh vẽ và giải thích cho anh ý nghĩa quan trọng của nguồn gốc và văn hóa của mình. Người họa sĩ sơn các bức tường của các tòa nhà để thay đổi vẻ bề ngoài nghèo khổ của chúng. Mamani cho biết những người dân ở đây rất nghèo và họ không có gì ngoài những căn nhà được anh sơn hộ. Chia sẻ những gì ta có với người còn khó khăn là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm cho cộng đồng.
7. Jan Vorman và Lego Dispatchwork
Hầu hết chúng ta đều không thích ở trong một thành phố màu sắc xám xịt và ảm đảm. Họa sĩ người đức Jan Foreman cũng vậy. Anh nhận ra rằng, các viên gạch Lego tái hiện lại cuộc sống của con người với nhà cửa, xe cộ, văn phòng. Nhưng Lego khiến mọi thứ hấp dẫn hơn vì nó có màu sắc sống động. Jan Vormann đã tạo ra dự án Dispatchwork. Anh đi khắp thế giới và làm sống dậy các mảnh vỡ của các ngôi nhà bằng Lego.
8. Tyree Guyton
Vào năm 1986, Tyree Guyton trở về Heidelberg và thấy con phố Detroit, nơi anh lớn lên, đã bị tàn phá, đầy những sự nghèo khó và nghiện ngập. Guyton, với sự khuyến khích của ông mình, đã cầm cọ vẽ thay vì vũ khí. Đó là nguyên nhân dự án Heidelberg ra đời nhằm tăng cường chất lượng sống của cư dân trong khu phố thông qua nghệ thuật. Dự án bao gồm các bức tranh, tượng, điêu khắc. Các ngôi nhà bị bỏ hoang, xe, tivi, máy hút bụi, và tủ lạnh bị vứt đi đều được thu nhặt lại và thay đổi bằng màu sắc. Heidelberg bắt đầu hấp dẫn khách du lịch và Tyree Guyton nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế cho công việc đầy tình người của anh.
9. Dự án “Proud trams” của Gothenburg
“Proud Trams”là một dự án của chính quyền Gothenburg nơi các họa sỹ trẻ sẽ sơn lại các chiếc xe điện. Màu cầu vồng được sử dụng cho dự án này. Hàng ngày, các cư dân của Gothenburg sẽ nhìn thấy những khối màu cầu vồng di chuyển ngang dọc khắp thành phố của mình.
Hữu Nguyên
Theo BS