Vốn - Bí quyết thành công của doanh nghiệp

Thời gian qua, đặc biệt là những tháng đầu năm 2011, thị trường phân bón đã chứng kiến nhiều biến động. Cấm biên và thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp phân bón chao đảo, vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh và tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Trong bối cảnh đó, công ty TNHH Hoa Phong nổi lên như một gương mặt vượt “bão” thành công với nhiều thành tích đáng ghi nhận. Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với ông Trần Văn Hoa - Giám đốc công ty đồng thời là chủ tịch hội Doanh Nghiệp trẻ tỉnh Lào Cai, Ủy viên đoàn chủ tịch Trung ương hội các nhà doành nghiệp trẻ Việt Nam và Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về những kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng giá của thị trương Phân bón này.
 
Vốn - Bí quyết thành công của doanh nghiệp - 1
Ông Trần Văn Hoa
 
Chào ông, xin ông vui lòng giới thiệu đôi nét về công ty TNHH Hoa Phong?
 
Công ty TNHH Hoa Phong chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn trên toàn quốc. Trong những năm qua với sự phấn đẫu nỗ lực và tâm huyết của toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của công ty, đã đưa Hoa Phong phát triển và ngày một lớn mạnh. Với mục tiêu kinh doanh là: “Uy tín, chất lượng là mục tiêu phấn đấu trong sản xuất kinh doanh”. Công ty đã luôn đứng vững và có uy tín trên thị trường, hòa nhập với thời kỳ đổi mới của đất nước, theo kịp đà phát triển của thế giới.
 
Năm 2011, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong kinh doanh của Hoa Phong với doanh thu 05 tháng đầu năm hơn 1.3 nghìn tỷ đồng, bằng doanh thu cả năm 2011. Trên đà phát triển ấy, trong những năm qua, doanh nghiệp còn mở rộng mặt hàng kinh doanh sang sang Cao su, đường, và tiếp tục thúc đẩy kinh doanh phân bón các loại: DAP, MAP, NaCl, Đạm, Urê. Đặc biệt, năm 2011 mảng kinh doanh đã phát triển sang xuất khẩu phân bón các loại ra các nước Thái Lan, Ấn Độ, Singapore,… doanh số gần 100 tỷ đồng.
 
Là một công ty có “thâm niên” trong việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu phân bón, xin ông cho biết đánh giá của mình về thị trường phân bón hiện nay tại Việt Nam và tầm quan trọng của ngành trong sự phát triển nông nghiệp nước nhà?
 
Hiện nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp mà nông nghiệp thì không thể phát triển được nếu thiếu phân bón. Vai trò của phân bón trong nền nông nghiệp nước nhà là không cần bàn cãi.
 
Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được 40% lượng phân Urê so với nhu cầu trong nước. Lượng phân NPK về cơ bản mới đủ cung cấp. Riêng phân DNB, Amon, SA, MAP chưa có thị phần trong nước (chủ yếu nhập của Trung Quốc). Với tỉ trọng như vậy, nền sản xuất phân bón nước ta còn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu từ nước ngoài.
 
Trong thời gian qua, thị trường phân bón có nhiều bấp bênh, giá cả leo thang do chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới và việc cấm biên một số mặt hàng phân bón đặc biệt là phân Urê. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất trong nước để không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nước ngoài, chủ động nguồn hàng cung cấp cho việc tiêu thụ nội địa và góp phần ổn định giá cả thị trường.
 
Theo ông, đâu là điều kiện cần và đủ để các doanh nghiệp trong ngành phân bón như Hoa Phong có thể phát triển ổn định trong thời gian tới?
 
Đối với doanh nghiệp phân bón thì thuận lợi lớn nhất là nền nông nghiệp lâu năm của nước ta. Các doanh nghiệp phân bón có thế yên tâm về thị trường tiêu thụ ổn định, ít biến động hằng vì nhu cầu sẵn có rất lớn.
 
Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản nhất định. Điển hình là chính phủ cũng như các ngân hàng còn hạn chế lượng vốn vay hỗ trợ cho việc mở rộng kinh doanh. Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hóa còn khó khăn. Chi phí vận chuyển lại cao do các chính sách, thủ tục hải quan, thuế quan… giữa chính phủ VN – Trung Quốc và các quốc gia khác còn nhiều bất cập. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập, xuất hàng hóa. Chúng tôi rất mong chính phủ VN có những chính sách phù hợp để cải thiện môi trường kinh doanh cho Hoa Phong nói riêng và các doanh nghiệp phân bón Việt Nam nói chung.
 
Vậy, đâu là các tiềm năng cũng như thách thức đối với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp như Hoa Phong, thưa ông?
 
Hoa Phong may mắn nằm ở vị trí giáp biên giới với Trung Quốc (Lào Cai), nên có nhiều sự thuận lợi về mặt địa lý và có nguồn khách hàng, mối hàng rất ổn định từ Trung Quốc. Sau hơn 20 năm hoạt động kinh doanh, đến nay chúng tôi đã xây dựng uy tín thị trường vững mạnh không chỉ phạm vi trong mà cả ở ngoài nước.
 
Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón khác, vốn và các dịch vụ giao dịch thuận tiện là một trong những yếu tố đem lại thành công trong kinh doanh. Theo chúng tôi nhận thấy hiện nay, nguồn vốn cung từ ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán, v.v. còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
 
Chúng tôi được biết, nguồn hàng chủ yếu của công ty đến từ những doanh nghiệp sản xuất phân bón có uy tín trong nước và nhập khẩu từ các công ty uy tín của Trung Quốc. Do đó, để đáp ứng đủ vốn, nhu cầu các dịch vụ ngân hàng của Hoa Phong hẳn phải rất lớn. Vậy ông có thể cho biết hiện công ty đang sử dụng loại hình dịch vụ ngân hàng nào?
 
Hoa Phong đã sử dụng dịch vụ tài chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên trong khoảng hơn một năm trở lại đây, chúng tôi chuyển sang sử dụng dịch vụ của Techcombank vì số tiền cho vay của Techcombank cao hơn và dịch vụ cung cấp cũng phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi cũng đã thử qua một số ngân hàng khác, tuy nhiên dịch vụ chỉ dừng lại ở việc chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
 
Như ông đã chia sẻ ở trên, ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp. Vậy ông đánh giá như thế nào về khả năngđáp ứng các nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp phân bón nỏi chung và Hoa Phong nói riêng, của các ngân hàng?
 
Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón muốn sống tốt, sống khỏe thì cần một nguồn vốn dồi dào và ổn định. Cho nên, vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ổn định nguồn nội lực này là vô cùng lớn. Hiện nay tôi nhận thấy mục hạn định cho vay của các ngân hàng đang ở mức rất thấp.
 
Ví dụ như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặc dù đã làm việc với nhau trên 15 năm, nhưng hạn mức tối đa cũng chỉ dừng ở 80 tỉ/ năm. Techcombank thì cao hơn, ở mức 360 tỉ/năm. Tuy nhiên các con số này mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu về vốn của Hoa Phong để phát triển kinh doanh.
 
Nói thế để cho thấy rằng, hiện nay nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là vô cùng lớn mà khả năng của ngân hàng thì đang còn rất nhiều hạn chế. Một yếu tố khác cũng cần kể đến, đối với mỗi ngành như phân bón, nông thủy sản, hay công nghiệp… sẽ có những điểm khác nhau, đặc biệt liên quan đến tài sản đảm bảo và thời gian, nhu cầu vay vốn.
 
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này, họ chỉ có các chính sách cho vay chung chung, áp dụng với đa số các trường hợp, điều này gây khó khăn trong việc xác định và chấp nhận tài sản đảm bảo phù hợp cũng như các yếu tố khác mà tôi đã nói ở trên. Có các sản phẩm tài chính phù hợp, không chỉ là điều Hoa Phong cần mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành cần. Về điểm này, theo chúng tôi thấy Techcombank đã làm tốt bời vì sản phẩm của họ phù hợp với đặc thù, tính thời vụ và chuỗi cung ứng của ngành phân bón.
 
Nói như vậy thì yếu tố nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi quyết định chọn ngân hàng cũng như gắn bó lâu dài với ngân hàng, thưa ông?
 
Đối với doanh nghiệp thì yếu tố quan trọng nhất để chọn mặt gửi vàng là cơ chế cho vay vốn, lượng vốn cho vay và các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Như trường hợp doanh nghiệp đối tác của Hoa Phong trong TPHCM, khi cần vay vốn, họ có thể thế chấp bằng đơn hàng, hợp đồng giao dịch.
 
Tôi nhận thấy sự đơn giản, thuận tiện như thế này trong các thủ tục là cần thiết. Chính những rườm rà trong thủ tục mà đôi khi cần các giải pháp cấp tốc về vốn, Hoa Phong những năm trước thường tìm đến sự trợ giúp của các đối tác, bạn hàng lâu năm hơn là tìm đến ngân hàng.
 
Ngoài ra, lãi suất và phí dịch vụ cũng là một yếu tố để lựa chọn ngân hàng đối tác. Nhìn chung, các ngân hàng hiện nay có lãi suất và phí dịch vụ quá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây cũng là một điểm cần khắc phục.
 
Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây Hoa Phong may mắn nhận những sự hỗ trợ rất kịp thời từ Techcombank. Không chỉ lượng vốn cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác, mà như tôi nói ở trên, Techcombank có sản phẩm tín dụng dành riêng cho ngành phân bón với các điều kiện đi kèm rất phù hợp như chấp nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa hoặc tín chấp và có thể vay vốn dài hạn để phục vụ việc phát triển hệ thống nhà xưởng, kênh phân phối.
 
Hơn nữa, vì họ hiểu sâu sắc về ngành, do đó chúng tôi nhận được sự tư vấn nhanh, rõ ràng, dễ hiểu trong công tác hoàn thiện hồ sơ, về tài sản đảm bảo và về các quy trình tín dụng khác bởi một tác phong rất chuyên nghiệp, nhiệt tình của các chuyên viên ngân hàng, các bước trong thủ tục vay và giải ngân cũng đơn giản và thuận tiện. Mặc dù về phần nghiệp vụ mảng xuất nhập khẩu còn có những hạn chế nhất định nhưng Hoa Phong cũng sẵn sàng chia sẻ để công việc của đôi bên suôn sẻ. Chúng tôi nhận thấy sự phối hợp ăn ý giữa ngân hàng và doanh nghiệp như thế này chính là tiền đề để doanh nghiệp vững tin phát triển.
 
Xin cảm ơn ông cho buổi trò chuyện cởi mở này. Chúc công ty Hoa Phong ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.