Từ K-Pop Hàn đến cà phê Việt…

Trong thời đại truyền thông xã hội, mọi thứ tưởng chừng như không thể - đều có thể. Từ bà cô nhà quê Susan Boy cho đến Gangnam Style “mắt híp”. Chỉ một đêm thôi mà đã “rũ bùn đứng dậy chói lòa”. Gần đây nhất là cà phê Việt PhinDeli…

Thương vụ mua lại thị trấn Buford, với một người bình thường không quan tâm thế sự thì có vẻ là một việc lẩm cẩm, chơi ngông. Mà ngay cả người trong giới kinh tế cũng đặt rất nhiều nghi ngờ khi ông Phạm Đình Nguyên chiến thắng trong cuộc đấu giá giành quyền sở hữu thị trấn gần như bị bỏ hoang, chỉ có 1 cư dân duy nhất.

Nhưng khi chứng kiến cơn sốt truyền thông rầm rộ trên báo chí chính thống cùng tốc độ lan tràn thông tin khủng khiếp trên mạng xã hội quanh sự kiện hiếm có này, thì người ta hiểu ông Nguyên đã có một nước cờ đầy thông minh.

PhinDeli thâm nhập thị trường Mỹ với tinh thần “Không gì không thể!”
PhinDeli thâm nhập thị trường Mỹ với tinh thần “Không gì không thể!”

Ông Phạm Đình Nguyên có lợi thế gì khi chuyển lợi thế thương hiệu cá nhân của chính ông - đã rất thành công trong cơn sốt truyền thông ngay sau thương vụ trị giá 900.000 đô-la – sang cho thương hiệu cà phê mới mà ông gây dựng?

Câu hỏi này không khó trả lời nếu nhìn vào những gì mà truyền thông đã đem lại cho ông. Mà truyền thông ngày nay nên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những gì đã được mặc định là chính thống – báo in, phát thanh truyền hình, báo điện tử với làn sóng truyền thông thời đại mới đầy quyền lực mang tên “mạng xã hội”.

Chính mạng xã hội đã khiến tên tuổi vị thị trưởng mới của “thị trấn 1 thần dân” Buford đến được với đông đảo mọi đối tượng trong xã hội, thay vì chỉ được biết đến trong giới kinh doanh. Không nghi ngờ gì, chính mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành cú buzz lớn cho PhinDeli trở thành một cái tên quen thuộc (household name) ngay khi vừa xuất hiện, điều mà nhiều thương hiệu kinh doanh theo cách truyền thống khát khao có được. Hoặc nếu có phải mất nhiều năm và đốt một núi tiền.

Thế mạnh của mạng xã hội giờ đây là điều mà tất cả những đầu óc kinh doanh lớn nhỏ đều phải tính đến. Chính truyền thông xã hội chứ không ai khác đã biến Gangnam Style thành cơn sốt vượt mặt cả một hiện tượng K-Pop được chăm bẵm cả chục năm trời. Làm sao mà Psy có thể chinh phục được nước Mỹ trong khi cả dàn K-Pop làm mưa làm gió khắp châu Á đều bất lực? Không nhờ hiệu ứng Youtube và những nút Like trên Facebook thì từ đâu?

Rồi trước đó, một hiện tượng tưởng như bất thường là cuộc nổi lên của Susan Boyle. Hàng loạt kỷ lục mạng bị người “đàn bà quê mùa” này xô đổ. Điều này không thể có ở thời không có Youtube hay Facebook. Rõ ràng sức mạnh phi thường từ những trang cá nhân hay cộng đồng là không thể coi thường.

Và những người đứng sau thương vụ Buford hiểu rất rõ sức mạnh đã biến họ trở thành hiện tượng và sự kiện ấy. Nay, mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành công cụ để một thương hiệu mới tinh dùng sản phẩm đang là thế mạnh của Việt Nam nhằm chinh phục nước Mỹ.

Thời nay, cách truyền thông hấp dẫn nhất là tạo ra những câu chuyện hấp dẫn. Bản thân câu chuyện về thị trấn Buford qua bao thăng trầm, từ hàng ngày dân cư xuống còn một người, từ tay ông chủ Mỹ sang ông chủ Việt… đã hội tụ đủ những yếu tố hấp dẫn kích tính cả tính phiêu lưu và mộng kinh doanh của vô số người.

Nay, thị trấn bí ẩn bỗng dưng nổi tiếng ấy sẽ tiếp tục trở thành trung tâm dư luận khi được đổi tên thành thị trấn PhinDeli? Trong thời đại của truyền thông xã hội, mọi thứ đều có thể. Một bà cô nhà quê Susan Boyle chỉ một mùa thôi đã lên hàng “sao”, cũng ra đĩa hit như các diva danh giá khác. Rồi Gangnam Style “mắt híp” cũng đã đưa K-Pop lên hàng đỉnh. Và nếu như thế, thì một thương hiệu “mới ra ràng” như PhinDeli cũng có thể trở thành biểu tượng của cà phê Việt trên đất Mỹ. “Không gì không thể!”.

K.T