Thông tin thêm về dự án điện nhôm ở Đắk Nông
Vừa qua, có thông tin dự án điện nhôm do Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư ở KCN Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông) đang gặp phải khó khăn, bị chậm tiến độ và thiếu vốn, ông Trần Hồng Quân, Giám đốc Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Theo ông Trần Hồng Quân, đây không phải là vấn đề thiếu vốn đầu tư mà đó là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công dành cho KCN Nhân Cơ của trung ương cho tỉnh Đắk Nông bị chậm.
Cụ thể, theo Nghị quyết của Quốc hội, lẽ ra phải phê duyệt từ 2015, nhưng trải qua 3 kỳ họp Quốc hội không phê duyệt. Ngày 10/11/2016, Quốc hội thông qua nghị quyết về vấn đề đầu tư công, trong đó có một phần của KCN Đắk Nông. Nhà máy của Công ty TNHH TM Hồng Quân cũng nằm trong dự án này nên bị ảnh hưởng.
Ở đây là do tỉnh Đắk Nông chậm vốn do vốn đầu tư công của Trung ương đầu tư bị chậm, dẫn đến khâu giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở KCN Nhân Cơ bị chậm tiến độ.
Trước tình trạng trên, phía Công ty TNHH TM Trần Quân đã đề nghị tỉnh Đắk Nông cần sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng để công ty đưa máy móc, thiết bị nhà máy vào lắp đặt. “Nhà máy điện phân nhôm có một đặc thù là công nghệ cao, đòi hỏi tự động hóa lớn, nên khi lắp đặt thiết bị đòi hỏi những yêu cầu ngặt nghèo, không thể giống với một số thiết bị của một số nhà máy công nghiệp khác.
Nếu thiết bị đưa về sớm mà cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thiết bị để ngoài trời thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị”, ông Quân cho biết.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án thi công nhà máy điện phân nhôm tại KCN Nhân Cơ đã hoàn thành về cơ bản. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ cho ra sản phẩm nhôm cao cấp theo công nghệ hiện đại điện phân 500kA đầu tiên. Trong khi đó, đối với nhà máy điện phân nhôm, do chỉ cần để thiết bị nằm chờ trong vòng một năm thì gần như thiết bị máy móc sẽ hỏng hết, phải mua lại mới toàn bộ. Bởi vậy, chừng nào chưa xong cơ sở hạ tầng thì Công ty TNHH TM Hồng Quân chưa thể lắp đặt.
Ông Trần Hồng Quân cũng khẳng định, phía đơn vị này đã kiến nghị với tỉnh Đắk Nông giải pháp là giải phóng mặt bằng được đến đâu thì hãy bàn giao cho phía Công ty TNHH Trần Hồng Quân để công ty xây dựng.
“Đến nay, nhìn chung chúng tôi đã thi công gần như là hoàn thành về cơ bản. Riêng về hạng mục xây dựng theo yêu cầu của công nghệ cũng như thiết kế phải cần 4.500 cọc khoan nhồi, 5.000 đài móng các loại, 300.000 m3 bê tông mác cao, 200.000 m2 nhà xưởng, 15.000 m2 nhà ở cũng như văn phòng.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án thi công nhà máy điện phân nhôm tại KCN Nhân Cơ đã hoàn thành về cơ bản. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ cho ra sản phẩm nhôm cao cấp theo công nghệ hiện đại điện phân 500kA đầu tiên.
Hiện tại chỉ còn khâu lắp đặt nhà xưởng. Tuy nhiên, khâu này chỉ cần khoảng từ 6 – 8 tháng. Theo như cam kết của tỉnh Đắk Nông là sẽ bàn giao cơ sở hạ tầng cho công ty vào tháng 6/2018 thì chắc chắn đến đầu năm 2019m sản phẩm nhôm của nhà máy chúng tôi sẽ có mặt trên thị trường”.
“Phải khẳng định rằng, đối với cơ chế ưu đãi đặc biệt về đầu tư dành cho doanh nghiệp thì không chỉ Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân được hưởng mà bất kì doanh nghiệp nào đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Chính phủ thì đều được hưởng cơ chế này.
Căn cứ theo Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định 108 và của Thủ tướng Chính phủ, các tiêu chí để hưởng ưu đãi đặc biệt về đầu tư gồm có: Công nghệ đầu tư sản xuất là công nghệ hiện đại, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam; lĩnh vực đầu tư là lĩnh vực đang được Chính phủ khuyến khích và dự án đầu tư thuộc vùng miền đặc biệt khó khăn. Khi đáp ứng được 3 yếu tố đó thì sẽ được nhận chính sách ưu đãi đặc biệt về đầu tư.
Dự án điện phân nhôm ở KCN Nhân Cơ của công ty chúng tôi hoàn toàn đáp ứng đủ các tiêu chí nói trên nên được hưởng diện ưu đãi đặc biệt về đầu tư.
Đặc biệt, đối với dự án điện phân nhôm do Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân thi công ở Đắk Nông, đây là công nghệ rất hiện đại, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Điện phân nhôm với dòng điện 500kA là công nghệ hiện đại nhất của thế giới tính đến thời điểm hiện nay.
Với các dòng điện trước kia là dòng điện 180 kA thì chỉ cho ra công suất là 120.000 tấn nhôm/năm, còn từ 200 – 250kA thì cho ra năng suất từ 180.000 – 200.000 tấn nhôm/năm, nhưng với công nghệ điện phân nhôm 500kA sẽ cho phép nhà máy nâng lên công suất từ 400.000 – 500.000 tấn nhôm/năm.
Bởi vậy mà Quyết định 66 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tư đầu tiên phát triển và khyến khích phát triển cũng có danh mục về nhôm sản phẩm cao cấp sản xuất bằng công nghệ điện phân với dòng điện là 500kA”, ông Trần Hồng Quân nói.