Ninh Bình: Phụ nữ khó khăn ổn định với nghề may công nghiệp

“Ngày trước khó khăn lắm, nhưng giờ thì ở nhà làm nghề may rồi, thu nhập khá hơn nhiều, không còn cực như trước nữa”. Đó là tâm sự của một học viên sau khi học xong lớp học nghề miễn phí từ chương trình “Chị Tôi” do nhãn hàng Enat và Hội LHPN tỉnh Ninh Bình tổ chức.

Đến với những hộ gia đình khó khăn

Hành trình “Chị Tôi” đã đến tỉnh Ninh Bình để cùng gặp gỡ, tìm hiểu những khó khăn của các chị em nơi đây. Hầu hết những chị em mà chúng tôi tiếp xúc đều là những chị em có hoàn cảnh nghèo khó, khó khăn trong cuộc sống hay những gia đình bị thu hồi đất canh tác không còn đất để làm nông, trồng trọt, chăn nuôi.

Chị Ninh Thị Quý (Hoa Lư – Ninh Bình), một học viên lớp may công nghiệp, chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi thì không có việc làm ổn định, thỉnh thoảng đi làm hồ, làm thuê hay giúp việc cho người ta nên rất là bấp bênh, có hai con đang đi học nên càng lo lắng nhiều hơn”.

Lớp may công nghiệp – Hoa Lư, Ninh Bình
Lớp may công nghiệp – Hoa Lư, Ninh Bình

Hiểu được trong thời buổi kinh tế như hiện nay, để tìm được một công việc ổn định không dễ dàng chút nào. Đối với các phụ nữ nghèo thì điều này lại càng trở nên vất vả hơn. Qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các chị em tại đây, hành trình “Chị Tôi” quyết định mở lớp dạy may công nghiệp, hỗ trợ cho các chị em sống ổn định với nghề may.

Ngoài lớp học may tại Ninh Bình, trong suốt năm 2013 vừa qua, hành trình đã đến với 30 tỉnh thành, thu hút hơn 1.000 người tham dự. Cùng với chương trình, các chị em được tham gia các lớp học ngắn hạn miễn phí như nấu ăn, đan lát, thêu, may, làm tóc,… góp phần biến ước mơ ổn định nghề nghiệp của họ trở thành hiện thực.

Lớp đan lát – Phú Thọ
Lớp đan lát – Phú Thọ

Lớp móc chỉ - Hải Phòng
Lớp móc chỉ - Hải Phòng

Thành công sau những lớp học

Sự có mặt của “ENAT – Chị Tôi” như mang tới một tia sáng mới cho các chị. Những chị em trước giờ chỉ biết quanh quẩn với việc nhà, gắn bó với ruộng đồng thì nay được tận tay chạm vào chiếc máy may và làm ra những chiếc áo đầu tiên trong đời.

“Trước làm thuê cho người ta nhưng không được trả bao nhiêu cả, sau 2 tháng học lớp may công nghiệp với được hỗ trợ của Hội LHPN huyện mà tôi có thể sắm được chiếc máy may riêng. Tôi tự nhận hàng về gia công, sức làm nhiều hơn làm thuê nên cũng dư giả, cuộc sống khá hơn trước nhiều lắm” - chị Hoàng Thị Loan (Ninh Thắng-Ninh Bình) giọng phấn khởi kể cho chúng tôi nghe.

Lớp dạy may công nghiệp – Hoa Lư, Ninh Bình
Lớp dạy may công nghiệp – Hoa Lư, Ninh Bình

Điều đáng trân trọng là sau khi tham gia lớp học, các chị đều nhiệt tình chỉ nghề cho những chị em có hoàn cảnh như mình để lan toả ý nghĩa của chương trình.

“Sau chương trình, có nhiều chị em chưa được tham gia lớp học, chúng tôi tự họp lại hướng dẫn lại những gì chúng tôi được học từ chương trình để các chị em biết theo. Cám ơn lớp học “Chị Tôi” nhiều lắm, có những lớp học như thế thì chúng tôi mới có hi vọng thoát nghèo được”, chị Loan chia sẻ thêm.

Bên cạnh chăm lo cuộc sống cho chị em, “ENAT-Chị tôi” còn mở thêm kênh thông tin tư vấn kỹ năng chăm sóc gia đình và những vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ, làm đẹp tại địa chỉ www.vedeptunhien.com.vn và trang mạng xã hội www.facebook.com/Enat.Chitoi.