Lời giải cho bài toán logistic dành cho doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

"Hiện nay, ngành công nghiệp công nghệ cao là một trong những ngành cực kì nhạy cảm về mặt thời gian, một phần do vòng đời sản phẩm bị rút ngắn, phần khác là do bản chất phức tạp trong giai đoạn sản xuất các sản phẩm công nghệ", ông Jeff McLean, Giám đốc Điều hành, UPS Việt Nam chia sẻ về các giải pháp logistic cho các doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, theo nhận định của ông, ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam đã phát triển như thế nào, và ngành logistics đã hỗ trợ như thế nào trong sự phát triển đó?

Lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong những năm gần đây; theo World Bank, giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Việt Nam đã nhảy vọt, đạt gần 28 tỉ đô trong năm 2013, trong khi vào 2 năm trước đó (2011), giá trị này chỉ vừa vượt ngưỡng 9 tỉ đô . Với chỉ số GDP được dự đoán sẽ tăng lên 6.3% trong năm 2016, chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi sự phát triển vượt trội hơn nữa trong lĩnh vực công nghệ cao.

Việt Nam đã sẵn sàng để tiến xa hơn – chỉ cần nhìn vào những chủ trương đường lối và chính sách của Nhà nước, ta dễ dàng thấy được điều đó. Điển hình là đề án Công nghệ Thông tin của Chính phủ, được công bố vào đầu năm 2010 với lộ trình kéo dài đến năm 2020, đã khuyến khích các công ty nội địa bắt đầu tự thiết kế và sản xuất những thiết bị ICT mà từ trước đến nay vẫn được nhập khẩu . Do đó, chúng tôi trông đợi những cải cách mạnh mẽ hơn để hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ trong nước, góp phần cho ra đời các thương hiệu và sản phẩm công nghệ của Việt Nam.

Lời giải cho bài toán logistic dành cho doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam - 1

Để hỗ trợ điều này, chúng tôi tin rằng ngành logistics cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc kết nối với lĩnh vực công nghệ cao trong nước, đặc biệt là để chia sẻ kiến thức và phương pháp. Mặc dù tiến trình phát triển của ngành công nghệ cao đã diễn ở Việt Nam một thời gian nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn để cần cải thiện như những vấn đế liên quan trong lĩnh vực thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng cần được chú trọng nhiều hơn

Vậy đâu là những trở ngại về mặt logistics mà nền công nghiệp công nghệ cao Việt Nam đang phải đối mặt?

Tốc độ và độ tin cậy là hai yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Và đó cũng là hai trở ngại chính của lĩnh vực này tại Việt Nam.

Đầu tiên, Việt Nam là một quốc gia có quy định hải quan và quá trình thông quan tương đối phức tạp. Điều đó mang đến những khó khăn nhất định đặc biệt đối với một lĩnh vực đòi hỏi độ chuẩn xác về mặt thời gian. Đây là một trở ngại lớn khi các doanh nghiệp địa phương đang cố gắng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.

Thứ hai, vẫn tồn tại một sự ngăn cách giữa nhu cầu của doanh nghiệp nội địa và những phương tiện được cung cấp bởi ngành logistics. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam thì điều quan trọng là các nhà khai thác dịch vụ logistics phải biết dự đoán và đáng ứng những nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, họ phải cập nhật liên tục và bắt kịp với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ cao. Họ cần phải mang đến cho khách hàng một nguồn cung thiết yếu và ổn định, hệ thống quản lý kho bãi hiệu quả và giải pháp an ninh.

Đối với các doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ đã quen phục vụ cho thị trường nội địa có mong muốn mở rộng ra bên ngoài, ông có lời khuyên hữu ích nào dành cho họ không khi họ sẽ phải đối mặt với các công ty đa quốc gia vững mạnh về vốn?

Sự hợp tác. Dù nghe có vẻ sáo rỗng rập khuôn, câu nói “Bạn không biết điều bạn không biết” là hoàn toàn đúng trong trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa từng mở rộng quy mô ra thị trường quốc tế. Việt Nam đã trở thành một điểm đến hứa hẹn cho đầu tư và thương mại, do đó, luôn có sẵn những doanh nghiệp và nhà tư vấn trong nước hoạt động với mục đích duy nhất là trở thành cầu nối đưa doanh nghiệp địa phương ra thế giới. Môi trường thương mại quốc tế ngày càng tự do rộng mở, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rào cản về thuế quan, luật nhập khẩu, vấn đề về cơ sở hạ tầng,…

Làm thế nào để ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam tránh khỏi “cạm bẫy thu nhập trung bình”?

Kết quả của cuộc khảo sát Made in China 2.0TM Readiness Index tiến hành bởi UPS đã cho thấy các doanh nghiệp gia công phát triển nhất của Trung Quốc là những doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với khách hàng. Họ xây dựng quan hệ hợp tác song phương vững chắc thay vì chỉ duy trì mối quan hệ khách hàng đơn thuần, song song đó, tối ưu hóa điều kiện hậu cần nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Mặc dù việc gia công với chi phí thấp đã đặt nền tảng cho nền công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng để tiến hành những công đoạn sản xuất phức tạp hơn, mang đến những dịch vụ giá trị hơn. Trong giai đoạn ban đầu, những doanh nghiệp ở bậc thấp hơn của chuỗi giá trị có thể liên kết với một đối tác logistics để tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất, thắt chặt mối quan hệ với kkhách hàng bằng cách xây dựng chiến lược hoạt động trong đó lấy khách hàng làm trọng tâm. Đó là cách các doanh nghiệp có thể tham khảo để cải thiện luồng chảy lợi nhuận và bảo vệ công ty mình khỏi cạm bẫy thu nhập trung bình.

UPS sẽ mang đến những dịch vụ chuyên biệt nào dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao?

Yếu tố quyết định trong ngành công nghiệp công nghệ cao chính là tốc độ. Cùng với việc vòng đời sản phẩm của những thiết bị công nghệ cao ngày càng rút ngắn dần, cũng như việc các công ty cứ vài tháng là cho ra đời thêm những sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp đòi hỏi phải bắt kịp nhịp độ phát triển đó để tạo được lợi thế cạnh tranh.

Điều này đã tạo ra khá nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Nỗi lo ngại chung chính là, dù cho doanh nghiệp có thể quản lý tốt quy trình nội bộ thì những yếu tố khách quan như việc nhập khẩu nguyên liệu bị gián đoạn hay những trở ngại giấy tờ trong thủ tục hải quan đều có thể ảnh hưởng đến cả chuỗi cung ứng.

UPS mang đến các giải pháp kịp thời cho ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm dịch vụ nhập khẩu thời gian xác định (UPS Worldwide Express), dịch vụ vận chuyển hàng nặng khẩn cấp cho các đơn hàng có giá trị cao và đòi hỏi chính xác về mặt thời gian (UPS Worldwide Express Freight), và dịch vụ thông quan giúp đơn hàng của doanh nghiệp được nhanh chóng giải quyết

Có gì độc đáo ở các dịch vụ mà UPS mang lại?

Điểm nổi bật của UPS chính là đội ngũ với hơn 400,000 nhân viên có mặt tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng tôi tiếp cận và giải quyết các vấn đề của khách hàng với những phương pháp phân tích chuẩn xác, sử dụng công nghệ tiên tiến và mạng lưới kết nối toàn cầu.

Đội ngũ nhân sự của UPS luôn cố gắng hết sức để giải quyết những vấn đề của các khách hàng hiện tại và cả khách hàng triển vọng bằng cách trực tiếp lắng nghe và thấu hiểu những thách thức trong kinh doanh của họ, qua đó xây dựng một giải pháp phù hợp cho từng vấn đề riêng biệt.

UPS đã rút ngắn thời gian chuyển giao của các phân làn giao thương chủ chốt giữa châu Á và Mỹ, châu Á và châu Âu trong năm vừa qua. Điều này mang đến những lợi ích gì cho các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam và khu vực?

Như đã nói ở trên, hiện nay, ngành công nghiệp công nghệ cao là một trong những ngành cực kì nhạy cảm về mặt thời gian, một phần do vòng đời sản phẩm bị rút ngắn, phần khác là do bản chất phức tạp trong giai đoạn sản xuất các sản phẩm công nghệ. Nhận thức rõ những vấn đề này, UPS đã nâng cao hiệu suất hoạt động của các phân làn giao thương, cho phép các giao dịch trong khu vực châu Á diễn ra trong vòng 24 giờ. Nói ngắn gọn là những cải thiện này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đáp ứng tốt hơn yêu cầu về mặt thời gian.

UPS đầu tư 1 tỉ đô vào lĩnh vực công nghệ hàng năm. Tại sao đây lại là lĩnh vực đầu tư trọng yếu của công ty, và nó đã mang đến những lợi ích thật sự nào cho khách hàng?

Ngày nay, logistics không chỉ đơn giản là việc mang hàng hóa từ điểm A sang điểm B mà còn

• Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng

• Giúp doanh nghiệp xác định trở ngại và vượt qua chúng

• Cho phép doanh nghiệp định hướng dễ dàng trong mạng lưới với những quy định quốc tế

• Cung cấp kết quả đo lường hiệu quả hoạt động thực tế và cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng kịp thời với các sự kiện diễn ra.

Để làm được điều này, chúng ta cần ứng dụng công nghệ để thiết lập một mô hình logistics thông minh – sử dụng công nghệ để vận hành hiệu quả hơn.

UPS sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu xuyên suốt trong mô hình kinh doanh của công ty để thiết lập hợp lý mạng lưới hoạt động nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng, cải thiện hiệu suất và đóng góp vào nỗ lực phát triển bền vững. Phân tích dữ liệu giúp mang đến sự linh hoạt và thuận tiện hơn cho chúng tôi