Hưng Yên: Lãnh đạo tỉnh năng động và quyết tâm cải thiện chỉ số PCI 2017

Mặc dù mấy năm trước đây, Hưng Yên là một tỉnh không có vị trí tốt trong bảng xếp hạng về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhưng kể từ năm 2017, với sự vào cuộc mạnh mẽ, năng động trong công tác chỉ đạo, quyết tâm cải thiện chỉ số PCI của lãnh đạo tỉnh, môi trường kinh doanh của Hưng Yên đã từng bước được cải thiện và chỉ số PCI của tỉnh đã được cải thiện đáng kể trên bảng xếp hạng PCI chung của cả nước.


Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên họp bàn, chỉ đao phát triển kinh tế-xã hội cuối năm 2017

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên họp bàn, chỉ đao phát triển kinh tế-xã hội cuối năm 2017

Hưng Yên là một trong những tỉnh đồng bằng Sông Hồng khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, do đó trong những năm qua, các cấp, các ngành tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải cách hành chính, ban hành Kế hoạch và Chương trình hành động nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Kết quả công bố PCI trong giai đoạn từ 2011 – 2015 cho thấy chỉ số PCI tỉnh Hưng Yên chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Năm 2015 PCI của tỉnh giảm điểm và tụt hạng, với thứ hạng và điểm số thấp ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo tình hình kinh tế cả nước trong thời gian tới sẽ có những biến động khó lường, kinh tế của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh của Hưng Yên qua các năm từ 2011 đến 2016 biến động liên tục và tăng giảm thất thường. Năm 2012, chỉ số này tăng 1.07 điểm so với năm 2011; năm 2013 giảm 1.68 điểm so với năm 2012; năm 2014 tăng 0.44 điểm so với năm 2013; năm 2015 giảm 0.31 điểm so với năm 2014; năm 2016 tăng 0.8 điểm so với năm 2015.

Xếp hạng cả nước, chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh của Hưng Yên còn ở mức trung bình và thấp, cụ thể năm 2011 xếp thứ 31/63 tỉnh thành, năm 2012 xếp thứ 18/63, năm 2013 xếp thứ 59/63, năm 2014 xếp thứ 33/63, năm 2015 xếp thứ 50/63, năm 2016 xếp thứ 26/63.

Dự báo năm 2017, chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo đã được cải tiến do Lãnh đạo đã áp dụng mô hình kết nối với DN qua hệ thống thông tin trực tuyến (email, Zalo, Facebook, …) đây là mô hình mới với sự đổi mới và tính tiên phong của lãnh đạo trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN, công khai và minh bạch thông tin, …dẫn đến chỉ số PCI (Tính năng động và tiên phong) năm 2017 của Hưng Yên đã xếp hạng 18/63 tỉnh.

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

DỰ BÁO NĂM 2017

Điểm số

4.68

5.75

4.07

4.51

4.2

5

6.6

Xếp hạng

31

18

59

33

50

26

18

Bảng: Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh giai đoạn 2011 – 2016 (Nguồn: VCCI)

Kết quả trên cho thấy sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh có quan tâm đến doanh nghiệp là công việc thường xuyên, trọng tâm, trọng điểm; kịp thời trong việc chủ động xử lý, đề xuất giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp là nghĩa vụ của chính quyền. Việc làm gương để triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã chủ động, kịp thời thông qua khai thác các nguồn lực còn hạn chế, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của nhân dân và các thành phần kinh tế để tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội.


Một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Giai đoạn 2017 – 2020, để nâng cao chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Hưng Yên đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:

• Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phải tiên phong lắng nghe ý kiến của công dân và doanh nghiệp, xem đây là kênh phản biện về công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách của Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ của Trung ương theo hướng hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp, doanh nghiệp và người dân. Thực hiện nghiêm túc thời gian giải quyết công việc đã được quy định trong quy chế làm việc tại cơ quan, đơn vị theo hướng giải quyết nhanh nhất có thể.

• Nâng cao chất lượng buổi gặp mặt đối thoại thường niên giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức khảo sát lấy thông tin từ các doanh nghiệp để kịp thời tổng hợp, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về những lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm, bức xúc. Từ đó, tổ chức các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ, tạo niềm tin cho doanh nghiệp đối với chính quyền.

• Đổi mới toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động trong chỉ đạo, điều hành, sự sáng tạo và tiên phong của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; đám chịu trách nhiệm với những việc làm mà mình đề xuất hay quyết định. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

• Quán triệt đến từng cán bộ, công chức về quan điểm cần sáng tạo vận dụng các cơ chế chính sách trong việc giải quyết các công việc nói chung, đặc biệt là tháo gỡ các khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

• Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đề xuất các ý tưởng đổi mới, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, vận động đầu tư, phát triển hệ thống doanh nghiệp, doanh nhân theo mô hình liên kết chuỗi giá trị.

• Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kịp thời, hiệu quả.

• Triển khai thực hiện chế độ khảo sát để đo lường về chỉ số sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc phục vụ doanh nghiệp và người dân thông qua mô hình kết nối với DN qua hệ thống thông tin trực tuyến.

Hà Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm