TPHCM:

Công nghệ trong ngân hàng: Hướng đến hợp lý hóa, linh hoạt hóa “Thế kiềng 3 chân”!

Khảo sát gần đây nhất của công ty tư vấn tài chính hàng đầu thế giới KPMG cho biết: Chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức cao nhất so với các quốc gia trong khu vực…

Thực tế này đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải tìm giải pháp hợp lý hóa bộ máy vận hành nhằm giảm chi phí vận hành và tăng hiệu quả hoạt động. Và như một xu hướng tất yếu, không ít ngân hàng đã tìm đến “chiếc gậy thần công nghệ” để hợp lý hóa và linh hoạt hóa 3 yếu tố, được ví như “kiềng 3 chân” của bộ máy vận hành, gồm: Đội ngũ nhân sự, Giải pháp công nghệ thông minh và Cơ sở thiết bị đồng bộ.

Có thể nói, công nghệ lúc này đóng vai trò “cơ bản” của bộ máy vận hành đồng thời còn là “chất kết tinh làm cho các yếu tố trong bộ máy vận hành linh hoạt và gắn kết với nhau. Theo đó, các ngân hàng đang cân não” tìm cách để hợp lý hóa bộ máy vận hành, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí đầu tư cơ bản thông qua các ứng dụng công nghệ thông minh sao cho “kiềng ba chân” hoạt động bền bỉ, linh hoạt hơn.

Giải pháp công nghệ thông minh

Giải pháp công nghệ thông minh

Áp dụng các xu hướng công nghệ để tạo đột phá gần như là vấn đề “sống còn” với các ngân hàng hiện nay. Hơn ai hết, ngân hàng nắm bắt rõ và ráo riết tận dụng những xu thế mới như: Phát triển kênh phân phối di động, e-banking, mobile banking; Hoặc chuyển đổi công nghệ ngân hàng lõi (corebanking) nhằm tối ưu hóa hoạt động; Sử dụng điện toán đám mây để tăng sự linh hoạt, giảm chi phí; Hay sử dụng mô hình thuê ngoài thông minh để tiết giảm chi phí vận hành…

Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay cũng đang cân nhắc ứng dụng các giải pháp công nghệ bảo mật di động thông minh để tăng thêm giá trị cạnh tranh. Tiêu biểu như giải pháp bảo mật Knox của Samsung được tích hợp trong 3 thiết bị di động có nền tảng bảo mật an toàn, đáng tin cậy, phù hợp với nhân sự kinh doanh là Note 3, S5 và Notepro. Thậm chí, các thiết bị này có vùng lưu trữ dữ liệu riêng, tích hợp các phần mềm, dịch vụ MDM (Mobile Device Management) toàn diện, giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả thiết bị, dữ liệu cũng như các ứng dụng trên thiết bị di động của nhân viên.

Có thể nói, các ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện nay rất nhiều. Và ngân hàng nào ứng dụng các công nghệ cốt lõi càng hiện đại, thông minh thì bộ máy vận hành càng tinh giản, linh hoạt, đội ngũ nhân sự hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng để có thể ứng dụng được các công nghệ thông minh này là ngân hàng cần quan tâm đến các hạ tầng thiết bị có được đồng bộ hóa hay không và có phù hợp với các công nghệ được ứng dụng hay không.

Đồng bộ cơ sở thiết bị hạ tầng

Cơ sở thiết bị hạ tầng, với sự hỗ trợ đắc lực của các giải pháp công nghệ thông minh sẽ tạo ra một “hiệu ứng cộng hưởng” cực kỳ hiệu quả cho bộ máy vận hành của ngân hàng. Điều này được thể hiện qua sơ đồ:

Bộ máy vận hành hợp lý hay không, phần rất quan trọng là nhờ vào c

Bộ máy vận hành hợp lý hay không, phần rất quan trọng là nhờ vào cơ sở thiết bị và giải pháp công nghệ của ngân hàng linh hoạt, thông minh và đồng bộ hóa hay không, từ thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng), màn hình điện toán đám mây (Cloud Display), màn hình hiển thị kỹ thuật số (LFDs), máy in, thậm chí cho đến hệ thống đèn chiếu sáng …

Bộ máy vận hành hợp lý hay không, phần rất quan trọng là nhờ vào c

Các thiết bị và giải pháp công nghệ thông minh phải được ứng dụng xuyên suốt trong mọi khu vực từ lối vào, phòng chờ cho đến khu vực tự phục vụ và khu vực gặp nhân viên tư vấn của ngân hàng

Công nghệ - Nguồn nhân sự: Mối quan hệ song phương

Không thể phủ nhận công nghệ, cũng như các thiết bị hiện đại đã trở thành một trong những vấn đề cốt lõi đối với bất kỳ một chuyên viên kinh doanh nào làm việc tại ngân hàng. Chính vì vậy, ở vị trí lãnh đạo, các nhà quản lý, hỗ trợ nhân viên của mình làm việc với hiệu quả cao nhất bằng việc đầu tư các thiết bị cá nhân cho họ là một trong những việc đáng đầu tư. Bởi lẽ, những hiệu quả rõ nhất mà bạn có thể thấy đó là chuyên viên ngân hàng của bạn có thể dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng (có hỗ trợ truy cập dữ liệu công ty) để trả lời email khách hàng, quản lý thông tin khách hàng hay trao đổi dữ liệu công việc với đồng nghiệp ở bất cứ đâu và khi nào. Thậm chí, nhân viên có thể dùng điện thoại hay máy tính bảng để thuyết trình trực tiếp với khách hàng bằng E-brochure, hay in tài liệu báo cáo từ xa…

Vẫn còn nhiều yếu tố khác trong “mối quan hệ song phương” công nghệ và nhân sự này mà ngân hàng có thể cân nhắc để hợp lý hóa tối đa bộ máy hoạt động của mình như tận dụng công nghệ số để đơn giản hóa những công việc hành chính, giấy tờ phức tạp, chồng chéo… nhằm tiết kiệm thời gian cho  nhân sự, tập trung  cho các hoạt động kinh doanh để tăng lợi nhuận…

Có thể nói, đây chỉ là một trong những “điển hình” trong công cuộc “lột xác” nhờ công nghệ, hướng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, trong “ván bài” đầu tư này, lời khuyên của các chuyên gia dành cho các ngân hàng là phải biết “chọn mặt gửi vàng” đúng đối tác, khi tính đến các giải pháp toàn diện, đồng bộ để tăng hiệu quả đầu tư… Và các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một “gợi ý”.

  • Samsung hiện được đánh giá là Nhà cung cấp các thiết bị đồng bộ hóa và các giải pháp công nghệ thông minh hàng đầu cho doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng.
  • Samsung - đối tác được nhiều doanh nghiệp nghĩ đến khi nhắc tới Giải pháp dành cho doanh nghiệp có đầu tư trung tâm giải pháp doanh nghiệp, chuyên cung cấp Giải pháp riêng dành cho các ngành, lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm cả tài chính ngân hàng. Cần thêm thông tin, có thể liên hệ Samsung hotline 1800 588 890. Hoặc tại Lầu 7 - Tòa nhà REE, Số 9 Đoàn Văn Bơ, Quận 4 – TPHCM.

Thùy Linh