Chiêu dùng 3G không bị “móc túi” qua… Facebook?
Lợi dụng trào lưu người dùng điện thoại sử dụng 3G thường xuyên vào Facebook, không ít kẻ xấu đã và đang tạo ra các đường link, ứng dụng giả mạo để âm thầm “móc túi” người tiêu dùng.
Webstie, ứng dụng lừa đảo trên Facebook
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tin nhắn lạ thông báo trúng thưởng xe máy, phiếu quà tặng, thẻ sử dụng xăng miễn phí…, đặc biệt các tin nhắn dạng mời chào, dẫn dụ người dùng truy cập vào các trang website để nạp điện thoại như “nhận khuyến mãi 100%” nhân dịp “kỷ niệm 19 năm thành lập VinaPhone, Viettel hay MobiFone”, áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng đang bùng phát.
Các tin nhắn này hướng dẫn người dùng để “nhận được khuyến mại” cần phải truy cập vào website như nhandoithenap.com, nhamangkhuyenmai.com, napthedienthoai24h.com, khuyenmainhamang.com… để nhập số điện thoại cần nạp, mã thẻ.
Tuy nhiên, khi người dùng thực hiện nạp thẻ “khuyến mại” ngay lập tức sẽ bị mất toàn bộ số tiền thay vì được nhận “khuyến mãi 100%” như nội dung chào mời.
Ngoài tin nhắn “khuyến mại nạp thẻ”, trên mạng xã hội Facebook cũng xuất hiện nhiều trang web cung cấp phần mềm cho Android, nhưng khi người dùng cài đặt ứng dụng thì ngay lập tức tài khoản điện thoại bị mất tiền. Đáng chú ý, có phần mềm còn được xây dựng với biểu tượng và giới thiệu giống hệt với một phần mềm nổi tiếng khác nhưng lại âm thầm rút tiền của người dùng thông qua tin nhắn.
Anh Nguyễn Hoàng ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, cách đây mấy hôm anh có vào tải ứng dụng GoTiengViet trên trang Apkfull.mobi, tuy nhiên, khi thực hiện cài đặt, thay vì nhận được một ứng dụng thật thì đây lại là một ứng dụng tự động nhắn tin đến tổng đài với cú pháp đã được quy định trước.
Phần mềm này đã tự động gửi tin nhắn và sau đó điện thoại của anh Hoàng nhận được tin nhắn thông báo trả về của nhà mạng di động. Khi kiểm tra tài khoản mới biết điện thoại của anh bị trừ 15.000 đồng.
Cách dùng 3G để không bị lừa
Do “nắm thóp” được người dùng điện thoại hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, luôn có nhu cầu truy cập vào các trang tin tức, nhất là mạng xã hội Facebook, nên nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để tạo ra các đường link, ứng dụng giả mạo lừa đảo, “móc túi” người dùng.
Nguyễn Tiến Nam, nhân viên của một công ty công nghệ tại Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết, các chiêu lừa đảo trên của kẻ xấu không phải là mới, tuy nhiên các đối tượng này đã tạo ra nhiều trang web khác nhau để tạo độ tin cậy và đánh lừa người tiêu dùng. Bản thân Nam nhiều lần “lướt Face” cũng gặp nhiều lời giới thiệu, mời chào, “dụ” vào các website như kiểu trên, tuy nhiên, anh chàng vốn là dân công nghệ này đã “tỉnh bơ” vì biết đó là những tin nhắn, ứng dụng dạng lừa đảo.
Kinh nghiệm của Nam là hạn chế tải các phần mềm từ các website không tin cậy, khó hiểu, và chỉ vào các phần mềm ứng dụng trên các store có uy tín như Google Play, App Store… Ngoài ra, khi tải/sử dụng các phần mềm thì phần mềm phải có công cụ đồng ý sử dụng dịch vụ cho khách hàng với mức cước tương ứng. Các trường hợp ứng dụng không cung cấp đầy đủ thông tin thì cần phản ánh tới tổng đài của nhà mạng.
Ngoài ra, một “bí kíp đặc hiệu” của Nam là, do đang sử dụng dịch vụ của mạng di động VinaPhone nên cậu chỉ sử dụng dịch vụ VinaGuard do nhà mạng này cung cấp. Vì, ngay sau khi đăng ký và cài đặt ứng dụng, thiết bị Android sẽ được giữ an toàn do VinaGuard BitDefender sẽ tự động kiểm tra tất cả các ứng dụng được cài đặt. Điều này sẽ giúp thiết bị của người dùng luôn được bảo vệ bất cứ khi nào máy đầu cuối được cài ứng dụng mới và gần như có khả năng loại bỏ hoàn toàn các ứng dụng lừa đảo, có đính kèm mã độc.
“Nếu sử dụng đúng ứng dụng của nhà mạng như trên chắc chắn sẽ không bị mất tiền oan khi dùng 3G hay wifi để lướt Facebook và vào các trang tin tức”, Nam chia sẻ.
Mặc dù chưa bị “dụ” bởi các “ứng dụng đen”, nhưng Nguyễn Bích Ngọc, sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội lại không ít lần bắt gặp các lời mời chào khuyến mại … 100% trên Facebook thông qua các link mà người lạ trên Facebook gửi đến. Nhưng khá tỉnh táo, chưa một lần Ngọc kích vào các link này, vì theo cô nàng, những link mời chào như vậy chỉ là tin lừa đảo, không có thật.
“Cách tốt nhất muốn biết nhà mạng có đang khuyến mại hay không thì vào thẳng website của nhà mạng đó tra cứu sẽ biết. Hoặc, nếu có chương trình khuyến mại, mạng di động thông thường sẽ gửi tin nhắn quảng cáo tới điện thoại theo đầu số của nhà mạng”, Ngọc nói về kinh nghiệm của mình.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tin nhắn lạ thông báo trúng thưởng xe máy, phiếu quà tặng, thẻ sử dụng xăng miễn phí…, đặc biệt các tin nhắn dạng mời chào, dẫn dụ người dùng truy cập vào các trang website để nạp điện thoại như “nhận khuyến mãi 100%” nhân dịp “kỷ niệm 19 năm thành lập VinaPhone, Viettel hay MobiFone”, áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng đang bùng phát.
Các tin nhắn này hướng dẫn người dùng để “nhận được khuyến mại” cần phải truy cập vào website như nhandoithenap.com, nhamangkhuyenmai.com, napthedienthoai24h.com, khuyenmainhamang.com… để nhập số điện thoại cần nạp, mã thẻ.
Ngoài tin nhắn “khuyến mại nạp thẻ”, trên mạng xã hội Facebook cũng xuất hiện nhiều trang web cung cấp phần mềm cho Android, nhưng khi người dùng cài đặt ứng dụng thì ngay lập tức tài khoản điện thoại bị mất tiền. Đáng chú ý, có phần mềm còn được xây dựng với biểu tượng và giới thiệu giống hệt với một phần mềm nổi tiếng khác nhưng lại âm thầm rút tiền của người dùng thông qua tin nhắn.
Anh Nguyễn Hoàng ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, cách đây mấy hôm anh có vào tải ứng dụng GoTiengViet trên trang Apkfull.mobi, tuy nhiên, khi thực hiện cài đặt, thay vì nhận được một ứng dụng thật thì đây lại là một ứng dụng tự động nhắn tin đến tổng đài với cú pháp đã được quy định trước.
Phần mềm này đã tự động gửi tin nhắn và sau đó điện thoại của anh Hoàng nhận được tin nhắn thông báo trả về của nhà mạng di động. Khi kiểm tra tài khoản mới biết điện thoại của anh bị trừ 15.000 đồng.
Cách dùng 3G để không bị lừa
Do “nắm thóp” được người dùng điện thoại hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, luôn có nhu cầu truy cập vào các trang tin tức, nhất là mạng xã hội Facebook, nên nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để tạo ra các đường link, ứng dụng giả mạo lừa đảo, “móc túi” người dùng.
Nguyễn Tiến Nam, nhân viên của một công ty công nghệ tại Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết, các chiêu lừa đảo trên của kẻ xấu không phải là mới, tuy nhiên các đối tượng này đã tạo ra nhiều trang web khác nhau để tạo độ tin cậy và đánh lừa người tiêu dùng. Bản thân Nam nhiều lần “lướt Face” cũng gặp nhiều lời giới thiệu, mời chào, “dụ” vào các website như kiểu trên, tuy nhiên, anh chàng vốn là dân công nghệ này đã “tỉnh bơ” vì biết đó là những tin nhắn, ứng dụng dạng lừa đảo.
Kinh nghiệm của Nam là hạn chế tải các phần mềm từ các website không tin cậy, khó hiểu, và chỉ vào các phần mềm ứng dụng trên các store có uy tín như Google Play, App Store… Ngoài ra, khi tải/sử dụng các phần mềm thì phần mềm phải có công cụ đồng ý sử dụng dịch vụ cho khách hàng với mức cước tương ứng. Các trường hợp ứng dụng không cung cấp đầy đủ thông tin thì cần phản ánh tới tổng đài của nhà mạng.
Ngoài ra, một “bí kíp đặc hiệu” của Nam là, do đang sử dụng dịch vụ của mạng di động VinaPhone nên cậu chỉ sử dụng dịch vụ VinaGuard do nhà mạng này cung cấp. Vì, ngay sau khi đăng ký và cài đặt ứng dụng, thiết bị Android sẽ được giữ an toàn do VinaGuard BitDefender sẽ tự động kiểm tra tất cả các ứng dụng được cài đặt. Điều này sẽ giúp thiết bị của người dùng luôn được bảo vệ bất cứ khi nào máy đầu cuối được cài ứng dụng mới và gần như có khả năng loại bỏ hoàn toàn các ứng dụng lừa đảo, có đính kèm mã độc.
“Nếu sử dụng đúng ứng dụng của nhà mạng như trên chắc chắn sẽ không bị mất tiền oan khi dùng 3G hay wifi để lướt Facebook và vào các trang tin tức”, Nam chia sẻ.
Mặc dù chưa bị “dụ” bởi các “ứng dụng đen”, nhưng Nguyễn Bích Ngọc, sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội lại không ít lần bắt gặp các lời mời chào khuyến mại … 100% trên Facebook thông qua các link mà người lạ trên Facebook gửi đến. Nhưng khá tỉnh táo, chưa một lần Ngọc kích vào các link này, vì theo cô nàng, những link mời chào như vậy chỉ là tin lừa đảo, không có thật.
“Cách tốt nhất muốn biết nhà mạng có đang khuyến mại hay không thì vào thẳng website của nhà mạng đó tra cứu sẽ biết. Hoặc, nếu có chương trình khuyến mại, mạng di động thông thường sẽ gửi tin nhắn quảng cáo tới điện thoại theo đầu số của nhà mạng”, Ngọc nói về kinh nghiệm của mình.