Bạn đọc viết

Xác định nguồn hình thành tội phạm và giải pháp

Chống tội phạm là chỉ mang tính chất răn đe được phần ngọn. Thực trạng đã đặt ra yêu cầu cần phải có một giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách chủ động hơn. Đó là: nghiên cứu về "nguồn hình thành ý thức gây ra tội phạm"từ đó đề ra các biện pháp phối hợp tổng thể để xử lí tận gốc nguyên nhân của tội phạm.

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2014 tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã khởi tố 77.500 vụ án, tăng 1,4% so với năm ngoái.

Đến ngày 14-7-2015 vừa qua, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, tính chất tội phạm còn nguy hiểm, đã xảy ra nhiều vụ án mạng nghiêm trọng. Tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng; tình trạng tội phạm ma túy vẫn phức tạp; tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động có tính chất xuyên quốc gia vẫn tiếp diễn.

Báo cáo của Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát cho biết hành vi phạm tội manh động, bạo lực, côn đồ, liều lĩnh hơn.Tội phạm mại dâm gia tăng. Tội phạm buôn bán người cũng gia tăng. Cùng với đó, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục xảy ra trong nhiều lĩnh vực. Tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng phức tạp

Nhìn chung tình hình tội phạm vẫn trong tầm kiểm soát được với sự quyết tâm ngăn chặn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tuy nhiên mỗi một vụ án hình sự xảy ra là đi kèm với thiệt hại về người hoặc của, hoặc lợi ích khác của nhà nước và công dân, gây tâm lí lo lắng cho dư luận. Cho nên mặc dù là cho đến nay tỉ lệ phá án hình sự là cao, nhưng mục tiêu lại phải là làm sao càng giảm xảy ra các vụ phạm pháp hình sự càng tốt, trong khi hiện nay số lượng xảy ra vẫn còn khá nhiều

Như vậy theo nguyên tắc phòng hơn chống - và thực ra chống là chỉ mang tính chất ngăn chặn răn đe được phần ngọn cho nên không thể giải quyết tận gốc, thì thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần phải có một giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách chủ động hơn. Đó là: nghiên cứu về "nguồn hình thành ý thức gây ra tội phạm" (gọi tắt là nguồn hình thành tội phạm), từ đó đề ra các biện pháp phối hợp tổng thể để xử lí tận gốc nguyên nhân của tội phạm.

Trước hết, là cần nghiên cứu về các nguồn hình thành ý thức gây ra tội phạm, như sau:

Luật Hình sự đã xác định tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cố ý và vô ý, nhưng đều có lỗi. Ở loại hành vi vô ý, đó là phản ánh ý thức thiếu cẩn trọng bắt buộc theo pháp luật của người phạm tội, mà nguồn hình thành ý thức đó là từ môi trường thiếu hiểu biết pháp luật tối thiểu, thiếu kỉ luật.

Ở loại hành vi cố ý, thì đó là phản ánh ý thức muốn gây nguy hiểm cho xã hội để đạt được mục đích của người phạm tội. Đối với loại hành vi này, thì nguồn hình thành tội phạm phức tạp hơn nhiều. Đó là:

- Tình trạng pháp luật không nghiêm minh. Đây là nguồn đầu tiên để hình thành tội phạm. Bất kể ở đâu, khi luật pháp không nghiêm minh để xảy ra nhiều bất công trong xã hội thì ý thức coi thường và chống đối pháp luật sẽ xuất hiện, dẫn đến việc con người ta sẽ không tự ép mình phải tuân theo luật pháp để phải chịu gò bó về lợi ích nữa. Mà người ta sẽ tìm cách vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của pháp luật để đạt được ham muốn cho mình.

- Đạo đức xã hội xuống cấp. Đây là nguồn hình thành tội phạm chủ yếu trong xã hội. Lưu ý rằng tội phạm là hành vi trái với đạo đức xã hội, cho nên khi đạo đức xã hội xuống cấp thì cũng là lúc tội phạm tăng lên. Đạo đức xã hội càng tha hóa thì tội phạm càng nghiêm trọng.

- Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Đó cũng là nguồn hình thành tội phạm đáng kể khi sự bất mãn về thân phận. Đáng chú ý là tội phạm hình thành từ nguồn này thường rất tàn bạo. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo càng lớn thì tội phạm càng tàn bạo.

Khi đã xác định những nguồn hình thành tội phạm như trên, thì đối với từng nguồn hình thành mà có những biện pháp phối hợp tổng thể để xử lí tận gốc khác nhau.

Lưu ý rằng tuy là xử lí tận gốc nhưng không có nghĩa là ngăn chặn triệt để được tội phạm, mà ngăn chặn được đến đâu còn phụ thuộc vào quy mô xử lí có được triệt để hay không.

Các biện pháp phối hợp tổng thể để xử lí tận gốc đó là:

- Đối với môi trường thiếu hiểu biết pháp luật tối thiểu, thiếu kỉ luật là nguồn sinh ra tội phạm có lỗi vô ý, cần nâng cao tuyên truyền pháp luật, yêu cầu về kỉ luật trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể nhằm tạo ý thức kỉ luật tốt giúp cho các cá nhân cẩn trọng trong các hoạt động để tránh được phạm tội do lỗi vô ý.

- Đối với nguồn hình thành tội phạm là tình trạng pháp luật không nghiêm minh, cần sự đi đầu từ trung ương xuống địa phương trong việc giữ nghiêm kỉ cương phép nước. Ngăn chặn nguồn hình thành tội phạm này là ở quyết tâm của hệ thống chính trị.

- Đối với nguồn hình thành tội phạm là đạo đức xã hội xuống cấp, vẫn cần sự đi đầu gương mẫu từ trung ương xuống địa phương, từ cơ quan nhà nước đến người dân. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng nhân cách đạo đức qua các hình thức văn hóa văn nghệ, khen thưởng biểu dương các tấm gương trong xã hội, tập trung dân cư vào các đoàn thể, tổ chức để có sự gắn bó đoàn kết và hiệu quả tuyên truyền, đi đôi với ngăn chặn và tuyên truyền cộng đồng đấu tranh chống văn hóa phẩm độc hại, xử phạt nghiêm khắc các hành vi phản văn hóa, thiếu đạo đức. Nâng cao yêu cầu về đạo đức trong giáo dục, trong bộ máy nhà nước.

- Đối với nguồn hình thành tội phạm là tình trạng chênh lệch giàu nghèo, cần có nhiều hơn các chương trình từ thiện quan tâm giúp đỡ đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Có những tổ chức từ thiện hoạt động thường xuyên, hiệu quả, đảm bảo huy động được sự đóng góp của toàn xã hội giúp đỡ những người không may gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để đảm bảo được niềm hy vọng của họ, tránh cho họ khỏi sự tuyệt vọng bất mãn mà làm liều.

Trên đây là cách tiếp cận mới về vấn đề phòng ngừa tội phạm một cách chủ động hơn, nhằm ngăn ngừa hiệu quả được ý thức tội phạm và giúp giảm được áp lực lớn về tình hình tội phạm lên các cơ quan bảo vệ pháp luật, để đảm bảo an ninh trật tự xã hội làm môi trường lành mạnh cho sự phát triển của đất nước. Rất mong đề xuất này được các cơ quan chức năng tham khảo nhằm góp phần tròn việc tạo bước chuyển biến mới trong công tác phòng chống tội phạm hiện nay.

Phạm Mạnh Hà
(ĐT 0934325393)