Ý kiến bạn đọc

Kiến nghị một giải pháp chống ùn tắc giao thông

Đề giải quyết được nguyên nhân chính đẫn đến trình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm là phải giảm được một lượng lớn số lượng người tham gia giao thông. Vì vậy giải pháp mà tôi cho hợp lý là phải thay đổi giờ làm việc

 

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

1. Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Ùn tắc giao thông là một trong những vấn đề nhứt nhối hiện nay tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân dẫn đến trinh trạng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân như: số lượng người tham gia giao thông vào các giờ cao điểm là rất đông, cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của hai thành phố không đáp ứng được nhu cầu đi lại thông thoáng của người dân, ý thức người tham gia giao thông là không tốt, số lượng các xe 4 bánh, xe vận tải... khi tham gia giao thông cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Tuy nhiên có thể chỉ ra nguyên nhân chính là do số lượng người tham gia giao thông vào các giờ cao điểm ở hai thành phố là rất đông ( VD: Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, tại khu chế xuất Tân Thuận khi đên giờ tan ca vào buổi sáng khoảng 6h45- 7h15 và buổi chiều 16h45-17h15 có một số lượng rất lớn công nhân cùng rời nơi làm việc về nhà. Số lượng người tan ca trên cộng với số lượng người bắt đầu vào làm việc trong khu chế xuất và những người làm ở nhiều nơi khác cùng tham gia giao thông trong cùng khoảng thời gian trên không chỉ gây nên trình trạng ùn nghẹt giao thông ở Quận 7 mà còn các quận khác, bởi vì họ không phải chỉ duy chuyển trong địa bàn một quận). Ví dụ trên chỉ là 1 bộ phận nhỏ dân cư ở một quận, vì vậy nếu mở rộng trên toàn địa bàn thành phố thì kẹt xe vào giờ cao điểm là điều không thể tránh khỏi. Dân số hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 10 triệu người ( bao gồm cả những người có đăng kí hộ khẩu thường trú và cả những người không có hộ khẩu thường trú),như vậy có thể thấy dân số thành phố Hồ Chí Minh là rất cao so với dân số ở các thành phố khác của cả nước, và cũng cao hơn so với dân số ở nhiều thành phố lớn khác trên thế giơi. Dân số của Hà Nội hiện nay cũng đã vượt trên 7 triệu người. Chiếm trên 60% GDP của cả nước nên Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi diễn ra tất cả các hoạt động tạo ra nguồn tài chính của cả nước vì vậy nó có một sức hút dân cư rất lớn. Với quĩ đất hầu như không được mở rông, hệ thống cơ sở hại tầng giao thông chưa đạt được chuẩn hiện đại hóa, trong khi đó số lượng dân cư tập trung về thành phố ngày càng tăng thì vấn đề kẹt xe là điêu không thể tránh khỏi. Như vậy có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là do có qua nhiều phương tiện giao thông cùng lưu thông vào các giờ cao điểm.

Hệ thống đường trong nội thành chằng chịt cùng với độ rộng của đường là không lớn trong khi có qúa nhiều loại phương tiên cùng hoạt động vào cùng một giờ khiến cho hệ thông cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông tự nhiên của người dân. Chính điều đó đã dẫn đến ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn đề này thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó có việc điều chỉnh giờ làm việc của người dân. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng đã tự điều chỉnh giờ làm việc của mình cho thuận tiển cho nhân viên, người lao động thuận tiện hơn trong việc đi lại. Tuy nhiên việc điều chỉnh cũng không có tác dụng đáng kể trong việc giải quyết ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, nguyên nhân là do khoảng thời gian chênh lêch giữa giờ cũ và giờ mới là không nhiêu và việc thực hiện còn lẻ tẻ. Tại Hà Nội đã có qui định và áp dụng về việc thay đổi thời gian học tâp của học sinh tuy nhiên kết quả vẫn không giải quyết được nạn kẹt xe vào giờ cao điểm. Sở dĩ  việc thay đổi giờ học của học sinh tuy phần nào hạn chế ùn tắc nhưng không hiệu quả cao là do : số lượng học sinh được áp dụng vẫn còn quá thấp so với số lượng dân cư tham gia giao thông vào giờ cao điểm ( chưa kể trong đó có học sinh đi xe buýt, được người thân chở, đi học sớm...), ngay cả khi học sinh nghỉ hè thì trình trạng kẹt xe vẫn xuất hiên, hơn nữa phần lớn học sinh cấp 1, cấp 2 học tập ở trường trong quận nơi mình sinh sống nên thời gian và quãng đường duy chuyển là không lớn.

2. Giải pháp

Vì vậy đề giải quyết được nguyên nhân chính đẫn đến trình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm là phải giảm được một lượng lớn số lượng người tham gia giao thông. Vì vậy giải pháp mà tôi cho hợp lý là phải thay đổi giờ làm việc của phần lớn người dân tại 2 thành phố trên ( khoảng 80% ), có thể trừ một số đối tượng như : học sinh và sinh viên, những trường hợp không thể thay đổi giờ làm việc.. Học sinh và sinh viên được xem là đối tượng có thể xem xét không áp dụng vì đây là đối tượng đang còn trong độ tuổi tiếp thu tối đa về kiến thức và qui định về thời gian học tập hiện tại tốt cho học sinh, sinh viên trong việc tiếp nhận kiến thức.

Việc thay đổi thời gian làm việc của viên chưc, cán bộ, người lao động có thể thực hiện theo cách thức sau, sẽ có 2 khung giờ để cho cơ quan có thẩm quyền có thể lựa chọn để áp dụng đó là :

+ Cách 1 : Chia đại bộ phận dân cư của hai thành phố (cụ thể thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) thành 2 nhóm để áp dụng 2 khung giờ làm việc khác nhau. Theo đó một đại bộ phận lớn dân cư sẽ bắt đầu làm viêc vào lúc 7h và sẽ kết thúc giờ làm việc vào lúc 17h00 cùng ngày ( vẫn đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi). Đại bộ phận dân cư còn lại sẽ bắt đầu làm việc vào lúc 8h và sẽ kết thúc giờ làm việc vào luc 18h. Việc qui đinh như trên sẽ hạn chế được việc đồng loạt đại bộ phận dân cư cùng ra đường vào giờ cao điểm, gây nên trình trạng quá tải cho giao thông đường phố. Qui định chia dân cư thành phố hai đại bộ phận với hai khung giờ khác nhau và mỗi khung giờ cách nhau 1 giờ, khoảng thời gian trên là đủ để cho nhóm thứ nhất ra đường, đến nơi làm việc và sau đó mới đến nhóm thứ hai ra đường. Chẳng hạn nhóm thứ nhất bắt đầu công việc vào lúc 7h, khi đó họ buộc phải ra đường trong khoảng thời gian từ 6h->6h30 hoặc muộn hơn một chút. Sau khi nhóm thứ nhất bắt đầu công việc tại nơi mình làm thì mới đến lượt nhóm thứ hai ra đường, vì bắt đầu công việc vào lúc 8h nên nhóm thứ hai có thể ra đường trong khoảng thời gian từ 7h15 -> 8h hoặc sớm hơn một chút, khoảng thời gian trống từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút sẽ cho các bộ phận dân cư khác như: học sinh, sinh viên, những người buôn bán nhỏ lẻ, chợ búa... Tương tự như vậy khi đến giờ tan ca trưa và ca chiều. Như vậy thành phố sẽ tránh được trình trạng có quá nhiều phương tiện giao thông cùng duy chuyển vào một thời điểm, đường phố sẽ rộng rãi, thông thoáng hơn cho người tham gia giao thông.

+ Cách 2: Qui định khung giờ bắt đầu công việc là 7h30 và 8h30, như vậy thời gian kết thúc công việc của ngày sẽ là 17h30 và 18h30.

Tuy nhiên nhìn chung cách thứ nhất đó là qui đinh khung giờ làm việc là 7h và 8 giờ là linh hoạt hơn. Qui định theo cách này thì thời gian bắt đầu công việc là không quá sớm (7 giờ), cũng không quá muộn (8 giờ),  thời điểm hết giờ làm việc buổi sáng cũng đảm bảo kết thúc cũng không quá muộn tránh được trình trạng gây mệt mỏi cho mọi người. Tương tự như vậy đối với giờ bắt đầu làm việc và kết thúc của ca làm việc vào buổi chiều, thời gian kết thúc ca làm việc vào buổi chiều à không quá sớm (17h) và không quá muộn (18h). Hơn nữa qui định khung giờ trên còn tạo ra khoảng trống thời gian (7h->7h30), khoảng thời gian trên sẽ dành cho các đối tượng không thể thay đổi giờ làm học, giờ làm viêc và một phân dân cư không xác định giờ làm việc cụ thể. Qui định theo cách trên cũng không gây quá nhiều sự thay đổi trong lịch sinh hoạt của mọi người, thời gian bắt đầu công việc và kết thúc công việc của một ngày là tuy có sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó là không quá nhiều. Bình thường nếu xảy ra kẹt xe thì người dân cũng tốn một khoảng thời gian lớn dành cho lưu thông trên đường vào giờ cao điểm, khi trình trạng ùn tắc được giải quyết, việc lưu thông dễ dàng hơn thì cũng sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian mà trước đây phải dành cho lưu thông khi xảy ra trình trạng kẹt xe.

Hơn nữa nếu áp dụng phương pháp này cũng không gây tốn kém quá nhiều về kinh tế của Nhà nước và cơ quan, doanh nghiệp được áp dung. Nhà nước chỉ cần qui định và quản lý chặt chẽ giờ làm việc của các chủ thể được áp dụng, các chủ thể được áp dụng chỉ thay đổi một ít thời gian bắt đầu làm việc vẫn đảm bảo đủ số giờ làm việc của người lao động trong ngày. Như vậy về mặt kinh tế, Nhà nước sẽ không mất quá nhiều nguồn tài chính, các cơ quan, doanh nghiệp, công xưởng vẫn đảm bảo được hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng về tài chính.

Cách thức trên cũng không có gây ảnh hưởng quá lớn đến người dân về mặt kinh tế, hoạt động lao động của người dân vẫn được đảm bảo, chi phí xăng xe có thể giảm được chút ít khi vấn đề ùn tắc giao thông được giải quyết. Sinh hoạt của mọi người có thể bị xáo trộn nhưng việc xáo trộn này là không quá lớn. Nếu vấn đề kẹt xe được giải quyết thì thời gian của mọi người sẽ dư ra nhiều hơn. Như vậy cách thức trên sẽ được phần lớn mọi người ủng hộ khi mà nỗi lo hằng ngày của họ đã được giải quyết.

3. Cách thức thực hiện

Như vậy để thực hiên được đồng bộ cách thức trên đòi hỏi phải có sự đồng lòng từ phía cơ quan Nhà nước và từ phía các cơ quan, doanh nghiệp... Theo đó trong địa bàn mỗi quận, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định tại địa bàn mình có bao nhiêu cơ quan, doanh nghiệp, công xưởng. Sau khi xác định được số lượng sẽ bàn bạc, thỏa thuận với các doanh nghiệp để thay đổi giờ làm việc. Việc thay đổi giờ làm việc đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn về số lượng cơ quan, doanh nghiệp trên địa bạn, có thể giao động theo tỉ lệ 40% > 60%. Đối với những doanh nghiệp, khu chế xuật,công xưởng có quá nhiều người lao động thì buộc trong nội bộ doanh nghiêp, khu chế xuất, công xưởng phải có sự phân chia, thay đổi giờ làm việc của các bộ phận. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trung ương sẽ ban hành một văn bản qui phạm pháp luật chung buộc tất cả các chủ thể được áp dụng sẽ phải tuân theo. Việc thay đổi giờ làm việc phải được áp dụng đồng bộ đối với các chủ thể vào cùng một thời gian, bên cạnh đó là sự nghiêm túc thực hiện của các doanh nghiệp, công xưởng, khu chế xuât...Nếu phát hiện chủ thể nào đã thỏa thuận giờ làm việc mới mà không tuân thủ thì sẽ có cơ chế xử phạt và buộc phải áp dụng giờ làm việc mới.

Bên cạnh đó vẫn áp dụng các biện pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông hiện nay, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, cấm xe 4 bánh và xe có trọng tải lớn lưu thông tại một số tuyến đường vào giờ cao điểm, và chú trọng vào việc phát triển kinh tế ở các tỉnh khác để thu hút nguồn lao động góp phần giảm thiểu trình trạng nhập cư vào hai thành phố lớn...Việc thay đổi khung giờ làm việc theo cách trên chắc chắn sẽ có sự tác động đến lịch trình sinh hoạt của người dân, tuy nhiên sự thay đổi trên là không quá lớn và hi vọng mọi người sẽ ủng hộ để giải quyết thực trạng giao thông hiện nay, góp phần vì một xã hội văn minh.

Qui định trên không phải mất quá nhiều nguồn tài chính, tuy nhiên đòi hỏi phải có chút công sức và sự đồng lòng, ủng hộ của tất cả mọi người. Hi vọng trình trạng ùn tắc giao thông sẽ được giải quyết.

Trần La Đô   

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm