1. Dòng sự kiện:
  2. Hướng dẫn sử dụng AI
  3. Đánh giá sản phẩm

Đi tìm "người đồng hành" giữa khủng hoảng tuổi 20 và 30 trong thời đại số

Trường Thịnh

(Dân trí) - Vì sao có những người vụt lên trở thành ngôi sao sáng, lại có những người "chưa nở đã chóng tàn"? Câu trả lời nằm ở khả năng giải quyết khủng hoảng.

Khủng hoảng trong thời đại số

Khi nhắc đến những cột mốc của tuổi trưởng thành, 20 và 30 luôn là những con số để lại nhiều cảm xúc nhất với người trẻ. Với những bạn vừa bước sang tuổi 20, sự khủng hoảng đến từ việc không hiểu mình là ai, không biết mình tồn tại trên thế giới này để làm gì. Thậm chí chính mạng xã hội cùng những giá trị hào nhoáng, tô vẽ ngoài kia cũng là một trong những áp lực vô hình, khiến những ai trong ngưỡng cửa này đều có phần hoang mang, bối rối.

Với những ai ở độ tuổi 30, đáng sợ nhất chính là cảm giác "mình vẫn chưa làm được gì". Cô bạn thân mới 2 năm trước còn cùng vị trí, vậy mà giờ đã lên trưởng phòng. Đứa em họ nhỏ hơn mình tận 5 tuổi, thế nhưng lương đã tính đến 9 chữ số. Người thì lập gia đình và du lịch triền miên, người thì tậu nhà, mua xe, trên người toàn đồ hiệu đắt đỏ - những thứ từng không rơi vào phạm trù quan tâm nay sao lại nặng nề và khiến chúng ta căng thẳng đến thế.

Đi tìm người đồng hành giữa khủng hoảng tuổi 20 và 30 trong thời đại số - 1

Thời đại công nghệ, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu tiếp nhận, chi tiêu, hưởng thụ tăng dần, nhưng tâm lý con người ngày một giảm ngưỡng chịu đựng. Hiện tượng càng thêm trầm trọng trong bối cảnh 2 năm đại dịch vừa qua, khi tương tác vật lý của loài người bị hạn chế. Theo một khảo sát diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6/2021 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Viện thăm dò Gallup với sự tham gia của hơn 22.000 tình nguyện viên từ 21 quốc gia, khoảng 36% người trẻ tuổi 20 thường xuyên cảm thấy lo lắng; với nhóm hơn 30 tuổi, con số này là 30%.

Mặc dù công nghệ tô điểm thêm cho cuộc sống, nhưng với một nhóm người độ tuổi 20 và 30, công nghệ dường như đại diện cho áp lực sống; khi họ chưa tìm được lối thoát, chưa có công cụ phù hợp. Đó cũng là một trong những khủng hoảng tiêu biểu tuổi 20 - 30 mang tên "phải theo kịp thời đại".

Người đồng hành công nghệ cho tương lai

Trong một bài chia sẻ trên Spotify, Thiền sư Thích Minh Niệm bày tỏ: "Thế giới chúng ta đang nhìn, chỉ hiện lên đúng với trình độ ta đang có. Thay vì cố gắng để thay đổi thế giới vừa vặn với trình độ bé nhỏ của chúng ta thì ta nên để yên thế giới như vậy, và thay đổi tâm thức của mình".

Đi tìm người đồng hành giữa khủng hoảng tuổi 20 và 30 trong thời đại số - 2

Áp dụng vào trong đời sống hiện đại, ta có thể thấy được khá nhiều điểm tương đồng, rằng công nghệ vẫn sẽ luôn tồn tại và ngày càng phát triển - đó là thứ mà không ai có thể thay đổi được. Tuy nhiên thay vì xem những thứ đó như một thứ kiểm soát và lấn át cuộc sống cá nhân, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ và sử dụng nó như một thứ để hỗ trợ, phục vụ cho hành trình trưởng thành của mình thêm phần ý nghĩa, hạnh phúc.

Hãy xây dựng nền tảng cuộc sống dựa trên những giá trị vững bền đến từ bên trong như tình bạn, gia đình, sự thấu hiểu bản thân, thái độ cầu tiến, học hỏi, đam mê… Sau đó, vận dụng những công nghệ mới nhất nhằm phục vụ cho những giá trị mà bạn đang tìm kiếm. Chỉ có như thế mỗi người trong chúng ta mới đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống mà không phải đánh đổi bất cứ điều gì.

Đi tìm người đồng hành giữa khủng hoảng tuổi 20 và 30 trong thời đại số - 3

Nhiều bạn trẻ áp lực rằng đi làm tự do (freelancer) thì sẽ có thu nhập bấp bênh, không ổn định, nhưng Thanh Bình thì lại nghĩ khác. Dù mới ra trường và chưa đi làm chính thức ở bất kì đâu nhưng Bình đã có được mức thu nhập trung bình lên đến 8 con số. Khoản thu cậu có được là nhờ các công việc online mới "săn" được.

"Hiện mình làm công việc soạn content, edit ảnh và đăng bài cho 3 cửa hàng trên Instagram. Mỗi nơi trả mình 4 - 5 triệu/tháng, nhịp độ công việc vừa phải, hơn nữa, mình có thể thao tác toàn bộ trên chiếc điện thoại Nokia G21 nhờ vào chức năng chụp hình "đỉnh khỏi chê" với bộ ba camera hết sức xuất sắc gồm camera chính 50MP, camera macro 2MP và camera đo chiều sâu trường ảnh 2MP. Bên cạnh đó, Nokia G21 còn sở hữu màn hình 6.5 inch với độ phân giải HD+, "nét căng" trong mọi khung hình. Đó là món quà bố mẹ tặng hồi mới ra trường, không ngờ một ngày nó trở thành "cần cầu cơm" của mình", bạn kể.

Ngọc Anh, một người phụ nữ độc thân đã ngoài 35 tuổi, hiện đang sở hữu một khu farmstay trên Đà Lạt. Cách đây 3 năm, vì áp lực chuyện gia đình và công việc, cô "bỏ phố về vườn", gây dựng cho mình cuộc sống riêng. Tập tành quay TikTok, những clip làm vườn của cô thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, trở thành kênh quảng bá hữu hiệu cho farmstay.

"Dù vẫn độc thân nhưng tôi hạnh phúc vì mỗi ngày được tự do giờ giấc, chăm cây cỏ và thú cưng. Hơn nữa, tôi không hề cô đơn vì khách vẫn đến chơi mỗi ngày. Tôi mới tự thưởng cho bản thân chiếc điện thoại Nokia G11 để tiện quay chụp, chỉnh sửa clip, quan trọng là pin xài lâu hơn. Ở đây điện đóm chập chờn, "dế" mới của tôi có thể dùng tới gần 3 ngày mới phải sạc đấy. Thiết kế đậm chất châu Âu, chất lượng tốt lại còn có điểm cộng là tính năng bảo mật được cập nhật hàng tháng trong vòng 3 năm - Nokia G21 thật sự là lựa chọn hoàn hảo dành cho tôi", Ngọc Anh chia sẻ.

Cuộc sống luôn ẩn chứa những khủng hoảng dù bạn là ai, ở thời đại nào. Điều bạn thực sự cần là bắt đầu sớm: Sớm hiểu bản thân, sớm hành động, sớm tìm ra những người bạn đồng hành phù hợp. Đó cũng chính là triết lý Nokia tin tưởng và theo đuổi, để trở thành bạn đồng hành tin cậy, bền bỉ cho người Việt với hai sản phẩm điện thoại thông minh thuộc dòng G-series - Nokia G21 và Nokia G11.