1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Thái Lan: Lãnh đạo “áo đỏ” bị bắn

(Dân trí) - Một lãnh đạo của phe “áo đỏ”, ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck, đã bị bắn khi lệnh khẩn cấp kéo dài 60 ngày vừa có hiệu lực ở Bangkok và các tỉnh lân cận.

Kwanchai Praipana là một thủ lĩnh nòng cốt của phe áo đỏ Thái Lan.

Kwanchai Praipana là một thủ lĩnh nòng cốt của phe "áo đỏ Thái Lan".
Kwanchai Praipana, phát thanh viên đài địa phương ở Thái Lan, là người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình của phe “áo đỏ” vào năm 2010. Lãnh đạo nổi bật của phe “áo đỏ” này ủng hộ cho ông Thaksin và chính phủ hiện nay do em gái ông, bà Yingluck, đứng đầu.

 

Ông đã bị thương ở chân và vai khi đang đứng bên ngoài nhà mình Udon Thani, miền bắc Thái Lan vào hôm nay 22/1.

 

Cảnh sát cho biết đạn được bắn ra từ một chiếc xe tải. Danh tính của những kẻ thực hiện vụ bắn súng chưa được rõ.

 

Cảnh sát cho rằng vụ tấn công có khả năng “liên quan đến chính trị”.

 

Vụ nổ súng xảy ra vào thời điểm người biểu tình phản đối chính phủ tiếp tục phong tỏa các khu vực ở Bangkok nhằm ép Thủ tướng Thái Lan Yingluck phải ra đi, bất chấp lệnh khẩn cấp được ban bố vào cuối ngày hôm qua.

 

Lệnh được thực thi ở Bangkok và 3 tỉnh lân cận, cho phép chính phủ kiểm soát các đám đông, kiểm duyệt báo chí. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lệnh khẩn cấp được thực thi như thế nào.

 

Lệnh khẩn cấp được đưa ra sau hàng loạt các vụ bạo lực trước và sau khi người biểu tình phản đối chính phủ tuyên bố sẽ tiến hành cuộc “đóng cửa Bangkok”. Phe ủng hộ và phản đối chính phủ đều đổ lỗi cho nhau đối với những vụ tấn công này.

 

Những người biểu tình ủng hộ chính phủ “áo đỏ” hiện hầu hết không tham gia phô trương lực lượng trên đường phố. Giới quan sát cho rằng bạo lực có thể nổ ra nếu “súng được kéo cò” trên phố.

 

Người biểu tình phản đối chính phủ bất chấp tình trạng khẩn

 

Trong khi đó, tại Bangkok, trong vài giờ đầu sau khi lệnh tình trạng khẩn cấp được áp dụng, có rất ít thay đổi trên đường phố. Người biểu tình phản đối chính phủ vẫn tiếp tục phong tỏa trung tâm thành phố.

 

Giớ quan sát cho rằng trước đây, lệnh khẩn cấp ở Thái Lan thường có nghĩa là huy động quân đội để thiết lập trật tự.

 

Tuy nhiên, lần này lệnh sẽ do cảnh sát đảm trách – cơ quan cho đến nay vẫn được yêu cầu tránh đối đầu với người biểu tình.

 

Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố kêu gọi “tất cả các bên tránh bạo lực, thể hiện sự kiềm chế, tôn trọng và tuân thủ quy định của pháp luật”.

 

Vũ Quý

Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm