Hương Vị Tình Yêu - câu chuyện chân thực cuộc sống người dân Nhật trong đệ nhị thế chiến

(Dân trí) - Tuy có nhiều bộ phim và tư liệu về Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, tuy nhiên dữ liệu về cuộc sống của người dân Nhật trong suốt chiến tranh, nhất là khi đế quốc Nhật Bản chưa đầu hàng thì lại là một ẩn số không nhỏ và ít người biết về nó.

Hoặc nếu có chăng thì đa số là những tư liệu rải rác và không liền mạch, đó cũng là những khác biệt mà bộ phim tình cảm, xã hội Hương Vị Tình Yêu đem đến cho khán giả vào mỗi cuối tuần.

Hương Vị Tình Yêu được phát sóng trên HTV9
Hương Vị Tình Yêu được phát sóng trên HTV9

Bộ phim mô tả cuộc sống của người dân Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 đến khi kết thúc đệ nhị thế chiến thông qua câu chuyện về cuộc sống của cô bé Meiko. Meiko – nhân vật chính của bộ phim là một phụ nữ Nhật điển hình vào thời đó, yêu chồng, thương con, lo lắng cho hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Trải dài suốt bộ phim là các bối cảnh khi Meiko còn nhỏ, trưởng thành, kết hôn và lên chức mẹ. Đồng hành cùng điều đó là cuộc sống của xã hội Nhật Bản được phơi bày cận cảnh đến khán giả những hình ảnh người dân bình an, hạnh phúc (trước chiến tranh); lo lắng, mất đi những phúc lợi xã hội khi chiến tranh sắp bắt đầu và cuối cùng là thấp thỏm trước an toàn của các thân nhân trên chiến tuyến cũng như hậu quả của các chàng trai trở về sau cuộc chiến.

Khi chiến tranh nổ ra cũng là lúc các con của Meiko đến tuổi trưởng thành và điều đó khiến cô lo lắng cho sự an toàn của hai con trai. Tuy nhiên, mọi chuyện còn vượt xa hơn khi con gái cô cũng bị ảnh hưởng. Bởi vì chàng trai mình yêu sắp ra trận, nên con gái cô (Fuku) chủ động tỏ tình với anh vì lo lắng. Câu chuyện được miêu tả nhẹ nhàng và đơn giản, nhưng đủ để khán giả hiểu được một khía cạnh của thanh niên Nhật thời đó.

 

Nhân vật nữ chính Meiko do siêu mẫu Nhật Anne Watanabe đảm nhận
Nhân vật nữ chính Meiko do siêu mẫu Nhật Anne Watanabe đảm nhận

Việc nấu ăn cũng trở nên khó khăn khi thực phẩm không còn thoải mái mua bán như trước. Chưa kể đến thịt, kể cả gạo và bột mì thường ngày cũng bị hạn chế, người dân phải tập làm quen với những thức được phân phối như bột đậu nành (những thức trước đó rất ít khi được sử dụng làm đồ ăn no bụng hàng ngày).

Chiến tranh thực sự đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi đối tượng trong xã hội Nhật Bản lúc đó. Từ trẻ em, thanh niên đến người già, từ bà nội trợ đến người lao động, sinh viên... tất cả đều bị cuống vào guồng máy xã hội đó mặc dù không ai muốn. Họ phải làm sao trước những biến động của thời cuộc?

Các công trình sinh hoạt công cộng như ga tàu điện ngầm cũng được thiết kế như một nơi trú bom khẩn cấp cho cả thành phố. Đó cũng là công việc mà chồng Meiko, kiến trúc sư Yutaro (phải) đảm nhiệm.

Hoàng Anh