Ngày về của ông Riedl

<P>(Dân trí) - Non nửa tuần trăng nữa, HLV Alfred Riedl sẽ quay lại Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> - mảnh đất nơi ông coi là quê hương thứ 2. Ông sẽ cầm cương đội bóng áo đỏ nốt 1 năm, cho đến khi mãn hạn hợp đồng.</P>

1. Hai năm trước, ông đã có một ngày về thật dễ chịu. Ông dễ chịu bởi người tiền nhiệm Edson Tavares đã bỏ ghế mà chạy sau trận thua choáng váng 0-3 trước Indonesia ở Tiger Cup 2004. Ông dễ chịu bởi đối thủ cạnh tranh Henrique Calisto dù được dư luận đánh giá cao nhưng không được lòng “ông chủ”.

 

VFF lúc đó đã chán ngán với cảnh thuê thầy ngoại theo mùa vụ và muốn có một cái hợp đồng dài hạn để kiếm lấy một nhà chiến lược. Cuối cùng họ chọn ông dù Calisto đã làm được nhũng điều thật kỳ diệu với Gạch và năm lần bảy lượt trình lên Liên đoàn đề án phát triển (và bị vứt vào sọt rác).

 

Vì quá cần ông, nên người ta đã soạn sẵn cái hợp đồng béo bở dài 3 năm không ràng buộc thành tích và giao quyền ký cho quyền TTK lúc đó - ông Phan Anh Tú. Có người “độc mồm” nói rằng VFF chọn ông vì tính ông tròn vo và biết gật đầu, không gai góc, khó chiều như Calisto.

 

2. Nay, tròn 1 tháng sau ngày mổ thận - chuỗi ngày khó khăn của cuộc đời - ông quay lại để thực hiện nốt nghĩa vụ của người lao động trong cái hợp đồng mà khoá IV đã ký. Ông đã trở lại trước khi hết hạn nghỉ phép. Vì thế, ông vẫn là HLV ĐTVN tròn 1 năm nữa, đến tháng 4/2008. Từ nay đến lúc đó, còn rất nhiều giải đấu mà quan trọng nhất là SEA Games 24 và giải VĐ U23 Đông Nam Á.

 

Lần trở về này của ông không còn dễ dàng và thẳng tắp như trước. Lần này ông dè dặt hơn vì người chê ông nhiều hơn người khen ông. Lần này, ông trở về và ngồi vào cái ghế mà người ta muốn nhổ đi nhưng chưa có cớ.

 

Lần này, ông trở về nắm ĐT Olympic khi đội bóng đang chạy đà ngon trớn với một đội hình và cách chơi lạ lẫm so với những gì mà ông đã tạo ra.

 

Lần này, ông phải đau đầu chọn lựa: một là trở lại với cái khuôn hình 4-4-2 cố hữu của mình, hai là chấp nhận đi theo lối rẽ hiệu quả của người thế vai Mai Đức Chung để duy trì sự ổn định đã có trong một tháng ông “vắng nhà”.

 

Nếu trở lại 4-4-2, ông sẽ được nghe nhiều lời chỉ trích và mọi chuyện sẽ thật tồi nếu ĐT Olympic thất bại. Nếu giữ nguyên những thay đổi của ông Chung, ông sẽ phải lái một chiếc xe tay lái nghịch mà trong đời ông chưa bao giờ lái. Quả là khó cho ông.

 

3. Hôm qua gặp ông Chung đi xem và trao giải sau trận Chung kết giải bóng đá sinh viên. Hỏi chuyện về ông Riedl, ông Chung vui vẻ trả lời: “Tôi chỉ tạm thay HLV Riedl khi ông ấy chữa bệnh. Khi ông ấy trở lại, ông ấy sẽ tiếp tục dẫn dắt ĐT và tôi sẽ trở lại với vai trò trợ lý”.

 

Ông Chung nói thật thanh thản rằng ông làm trợ lý cũng tốt, miễn là đóng góp được cho ĐT, và rằng HLV Riedl là “tàu trưởng” và ông sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ ông Riedl.

 

Nhưng có một điều mà ông không nhắc đến, đó là trong một tháng ông Riedl vắng mặt, ông đã lái tàu và lái thật xuất sắc. Cái bóng của ông tạo ra là quá lớn, và dù ông không muốn thì cái bóng đó sẽ gây sức ép lên cho ông thầy người Áo.

 

Tôi vẫn tin ông Chung sẽ là một người trợ lý tốt, vẫn tận tuỵ bên ông Riedl như cái ngày cuối năm 2006 tôi thấy ông mặc chiếc áo mưa rách run run đứng trông học trò tập trong cơn mưa phùn gió bấc.

 

Nhưng tôi cũng tin ông Riedl sẽ không mạo hiểm, sẽ phải cầm tay lái nghịch, phải đi tiếp từ lý trình mà ông Chung tạm dừng để nhường tay lái. Giờ ông Riedl vẫn là tàu trưởng, nhưng trong những bước đi tiếp theo của ông Riedl, người ta sẽ tìm thấy cái hồn cái vía của ông Chung.

 

Ông Chung đang làm rất tốt và rất nhiều người không coi sự trở lại của ông Riedl là một lực đẩy. Ông còn một năm để sống trong cảnh “đồng sàng dị mộng” với những người không cần ông bằng ông cần họ. Một năm để VFF trả nốt phần nợ cho sự sơ suất lúc đặt bút ký hợp đồng. Một năm thật dài và cái bóng đá VN mất có thể không chỉ và không cụ thể là 12 tháng lương.

 

Còn trước mắt, ngày về của ông Riedl không có thảm hoa. Thay vào đó là vô vàn tính suy đang đè nặng lên nhưng bước chân vốn còn chưa hoàn toàn khoẻ khoắn. Ông sẽ nhận được những lời chúc mừng chân tình nhưng cũng không ít nụ cuời gượng gạo. Ông làm việc với nhiều học trò cũ nhưng đã lĩnh hội thêm sinh khí mới từ ông Chung.

 

Hai năm, hai ngày về, hai tư thế, hai tâm trạng - có lẽ trong thâm tâm, có lúc ông cũng thấy buồn và tủi. Phải không, ông Riedl?

 

Hồng Kỹ