Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản

Thảo Linh

(Dân trí) - Từ thời xa xưa, những hoa tiết nghệ thuật tuyệt đẹp trên kimono đã phản ánh những giác quan tinh tế của người Nhật.

Đối với sự chuyển dịch của các mùa trong năm và cách các tục lệ xã hội thay đổi trong chiều dài lịch sử. Shosoin là một nhà cất giữ kho báu tại Todaiji ở Nara, một ngôi chùa được xây dựng vào thời Nara (710-794). Nó được sử dụng như một không gian lưu trữ cho cung đình, bao gồm một số đồ vật thuộc về Hoàng đế Shomu, và không thiếu những bảo vật được mang đến từ Tây Á (Đế chế Sasanian ở Ba Tư, hay Iran ngày nay) và Trung Quốc.

Số lượng kho báu bên trong Shosoin rất lớn - chỉ riêng hàng dệt nhuộm đã lên đến hơn 100.000 món. Những loại vải này thường được gọi là “Shosoin-gire”, thường được dùng để may kimono.

Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản - 1

Một số mẫu Shosoin nổi tiếng bao gồm các mẫu dựa trên thực vật như hanamon (họa tiết lấy cảm hứng từ các loài hoa), karahana (hoa Trung Quốc) và karakusa (cuộn lá), cũng như các mẫu động vật như phượng hoàng, hươu, công và chim. Các họa tiết động vật kết hợp với người, thực vật và hoa cũng được bao gồm trong thuật ngữ này, chẳng hạn như shuryo-mon (họa tiết săn bắn) và jyuka-Douutsu-mon (họa tiết động vật dưới tán cây).

Những hoa văn này chủ yếu được thiết kế trên obi, nhưng một số cũng được thấy trên tomesode (kimono dành cho phụ nữ đã kết hôn) và homongi (kimono dành cho những dịp trang trọng) dựa trên cấp bậc quan trọng của người mặc.

Dưới đây là 6 loại hoạ tiết thường thấy thuộc nhóm Shisoin:

Renjyu-mon (Họa tiết hạt)

Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản - 2

Renjyu-mon theo nghĩa đen có nghĩa là hình hạt nhỏ. Các mẫu hình tròn với các hạt xếp xung quanh được gọi là “renjyu en-mon” (“en” có nghĩa là “hình tròn”). Sư tử, chim, thú và những người trên lưng ngựa được vẽ bên trong vòng tròn. Những hoa văn này thường thấy trên các loại vải dệt ở đền Horyuji và Shosoin. Họa tiết này ra đời ở Ba Tư Cổ Đại và được đưa vào Nhật Bản vào thời Nara.

Hanakui-dori (chim ăn hoa)

Hanakui-dori diễn tả hình ảnh những chú chim đang ngậm hoa trên mỏ. Các mẫu Hanakui-dori từ Ba Tư và Trung Quốc được tìm thấy ở Shosoin, với các loài chim khác nhau, từ vẹt, phượng hoàng đến uyên ương, chim và sếu đuôi dài của Nhật Bản. Những con chim có thể được nhìn thấy đang giữ nhiều vật phẩm khác nhau, từ hosoge (một loại hoa văn trong gia đình karakusa-mon), yoraku (đồ trang trí cho các bức tượng và bàn thờ Phật) đến cây thông và cỏ.

Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản - 3

Shokkou-mon

Họa tiết này ban đầu dựa trên các mẫu được tìm thấy trên Horyuji-gire. Cái tên shokkou-mon bắt nguồn từ tên của loại vải shokkou-kin được mang từ Trung Quốc sang. Đó là một mạng lưới họa tiết với các hình chữ nhật và hình bát giác đặt cạnh nhau, cùng các hoa văn karahana thường được vẽ bên trong các sơ đồ.

Karahana (Hoa Trung Quốc)

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, họa tiết này không dựa trên một loài hoa cụ thể mà là sự kết hợp của nhiều loài hoa. Bức ảnh cho thấy một hoa văn karahana bằng vàng trên nền vải đen.

Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản - 4

Kiba-jinbutsu (người trên lưng ngựa)

Họa tiết diễn tả một người ngồi trên lưng ngựa, thường là trong một cảnh săn bắn. Bức ảnh chụp một họa tiết dựa trên thiết kế trên cây đàn biwa (đàn nguyệt của Nhật Bản) được tìm thấy ở Shosoin, cho thấy hình ảnh một người nước ngoài chơi biwa khi cưỡi trên một con lạc đà.

Hanamon (họa tiết hoa)

Hanamon là một hoạ tiết được lấy cảm hứng từ các mẫu trên vải đan chéo và thổ cẩm được tìm thấy ở Shosoin. Hoa văn này cũng không dựa trên bất kỳ loài hoa cụ thể nào.

Văn hoá nghìn năm trên kimono Nhật Bản - 5