1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Tây Nam Bộ - thị trường vệ tinh tiềm năng 2020

(Dân trí) - Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ hứa hẹn đón làn sóng đầu tư mới tại nhiều tỉnh “vệ tinh” giàu tiềm năng, và phát triển mạnh mẽ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang...

Hạ tầng đồng bộ mở rộng cơ hội

Nhiều năm về trước, các nhà đầu tư bất động sản chỉ hướng sự tập trung vào các “điểm nóng” như TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội; và không mặn mà về khu vực Tây Nam Bộ. Một phần bởi tiến trình phát triển chưa nhanh, địa hình sông ngòi chằng chịt khó giao thương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại sở hữu quỹ đất "sạch" dồi dào bởi chiếm 13% diện tích cả nước, tốc độ tăng bình quân đạt trên 7,5%; và chi phí đất khá mềm so với nhiều tỉnh thành khác của cả nước. Dù có mạng lưới sông rạch dày đặc, nhưng đất đai miền Tây lại màu mỡ phù sa nên lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo. Vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN (Thái Lan, Campuchia) và tiểu vùng sông Mekong.

Bên cạnh đó, khu vực Tây Nam Bộ đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ khi liên tục được nâng cấp đồng bộ hạ tầng. Ngoài tuyến cao tốc TP. HCM -Trung Lương - Cần Thơ, tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, cao tốc Sóc Trăng, Cần Thơ, Châu Đốc và nhiều dự án khác đã được triển khai như tuyến quốc lộ 1A, đường Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cảng biển Kiên Giang, Cảng biển Trần Đề, cùng sự kết nối nhiều cây cầu khác như cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống với số vốn đầu trên hàng ngàn tỷ đồng. Có thể nói rằng chính sự nâng cấp và cải thiện các tuyến quốc lộ, tuyến đường ven sông, và khánh thành nhiều vị trí cầu trọng yếu đã góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản trên khắp các tỉnh thành miền Tây.

Dựa trên thế mạnh tiềm năng tự nhiên, đồng bộ hạ tầng giao thông nên thị trường bất động sản các tỉnh “vệ tinh” Tây Nam Bộ sẽ dần chuyển mình, và hấp dẫn không kém khu vực trung tâm TP. Cần Thơ.

Tây Nam Bộ - thị trường vệ tinh tiềm năng 2020 - 1
Sự phát triển hạ tầng giao thông đã góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản các tỉnh thành miền Tây

“Vệ tinh” tiềm năng nhờ môi trường đầu tư

Bên cạnh sự cải thiện hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên màu mỡ, Tây Nam Bộ được xem là điểm đến hấp dẫn cho giới đầu tư nhờ môi trường minh bạch, thông thoáng và nhiều tỉnh “vệ tinh” phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo từ VCCI Cần Thơ thì Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng có kết quả điều hành tốt nhất khi có 5 tỉnh trong vùng lọt top 10 của chỉ số PCI, 6 tỉnh xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, toàn vùng đã đóng góp đến 20% GDP cho cả nước, hơn 9.500 doanh nghiệp mới được thành lập trong năm 2018.

Bên cạnh đó, khu vực đón chào những “ông lớn” như một dấu hiệu rõ nét nhất cho bức tranh triển vọng của bất động sản Tây Nam Bộ, ví dụ như VinGroup, tập đoàn FLC, Novaland, CEO Group, Đất Xanh Group, Cát Tường Group, Phú Đông Group. Bên cạnh đó, một số dự án BĐS chuyên nghiệp đến từ các chủ đầu tư khác đã góp phần thay đổi tích cực bộ mặt các tỉnh “vệ tinh”, tiêu biểu như Khu dân cư Thương Mại Vạn Phát tại Hậu Giang.

Xét trên thực tế giá trị bất động sản khu vực Tây Nam Bộ đã cho thấy sức hấp dẫn rõ rệt từ cuối năm 2018 khi hàng loạt dự án đất nền - nhà phố, bất động sản khu công nghiệp và tiệm cận khu công nghiệp tại các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng đang có số lượng giao dịch vượt dự kiến. Thêm nữa, hàng loạt sự kiện thúc đẩy thương mại đã lần lượt diễn ra trên khắp các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gần nhất là “Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Kiên Giang 2019” thu hút với tổng số vốn cam kết trên 45.000 tỷ đồng. Dưới sự biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại nhận được nhiều đánh giá tích cực sau 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP.

Tây Nam Bộ - thị trường vệ tinh tiềm năng 2020 - 2
Bất động sản khu công nghiệp đang thể hiện trị của phân khúc này trong năm 2020

Theo nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, các tỉnh “vệ tinh” khu vực Tây Nam Bộ sẽ có những bước đột phá mới trong tương lai, thậm chí là vượt mặt “người anh” TP. Cần Thơ trong vài tiêu chí riêng biệt. Do đó, các nhà đầu tư BĐS hoàn toàn có thể yên tâm chọn các tỉnh nhiều dư địa tăng trưởng cao như Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Trong đó, tỉnh Hậu Giang nổi bật như một tỉnh “vệ tinh” mạnh mẽ bởi khả năng liên kết vùng tốt, tốc độ phát triển cao, hạ tầng giao thông cải thiện đồng bộ, nguồn vốn đầu tư lớn. Bên cạnh khu vực hành chính tập trung Châu Thành, thị trấn Mái Dầm lại cho thấy lợi thế bởi sự xuất hiện của nhiều KCN lớn nhỏ dẫn đến số lượng lao động lớn. Ngoài ra, thị trấn Mái Dầm với đường tỉnh 927C và xuyên suốt quốc lộ Nam Sông Hậu sẽ hình thành các khu đô thị thương mại, dịch vụ mới nhằm tạo kết nối chặt chẽ với trung tâm Cần Thơ.

Sự cộng hưởng giữa hai yếu tố vị trí và tiềm năng phát triển thị trường “vệ tinh” tỉnh lẻ, dự án chuyên nghiệp “Khu Đô Thị Vạn Phát Sông Hậu” (thuộc Đường Nam Sông Hậu, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) - khu đô thị thủ phủ công nghiệp miền Tây sẽ là lựa chọn đáng giá cho các nhà đầu tư bởi sở hữu thiết kế hiện đại, tiện ích nội - ngoại ô đầy đủ. Từ đây, nhà phố dự án không chỉ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư, mà còn với cả lực lượng lao động địa phương, hoặc người nhập cư sinh sống lâu dài. Hơn nữa đây là Dự án đầu tiên, duy nhất có mặt tiền Sông Hậu và là dự án có tiềm năng cực cao khi đón đầu làn sóng BĐS Công nghiệp; đi tắt đón đầu các Dự án lớn đã được phê duyệt chủ trương của FLC và Đất Xanh Group.

Tây Nam Bộ - thị trường vệ tinh tiềm năng 2020 - 3

Dự án Vạn Phát Sông Hậu - khu đô thị thủ phủ công nghiệp miền Tây đáp ứng cơ hội cho nhà đầu tư, người lao động tại các khu công nghiệp lân cận lẫn người dân địa phương

Trường Thịnh