Những gia tộc giàu có bậc nhất châu Á sở hữu khối tài sản như thế nào?

(Dân trí) - Các triều đại đằng sau Reliance, Samsung và Suntory là một trong những triều đại giàu có nhất khu vực. Các gia tộc Hồng Kông chiếm 30% trong danh sách 20 gia tộc giàu nhất châu Á

Những gia tộc giàu có bậc nhất châu Á sở hữu khối tài sản như thế nào? - 1
Người cha quá cố của Mukesh Ambani, người khởi đầu đế chế kinh doanh của gia đình với 100 đô la, thường nói với con trai mình rằng ông không biết thế nào là nghèo.

Đối với người nhà Ambanis, những người sở hữu tòa nhà nguy nga ở Mumbai và là một trong những biệt thự tư nhân đắt nhất thế giới, điều đó có lẽ đúng. Họ là gia đình giàu nhất châu Á, với khối tài sản trị giá 50 tỷ USD.

Theo Bloomberg, 20 gia tộc giàu có nhất châu Á hiện nay có tổng tài sản hơn 450 tỷ đô la cộng lại, nhấn mạnh cách thức những triều đại giàu nhất thế giới này đang tạo ra lượng tài sản ở quy mô chưa từng có.

Không có gì đáng ngạc nhiên, ở một số quốc gia, nơi sinh ra những người giàu có nhất này đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng ngày càng lớn. Hồng Kông, nơi đã tạo ra sáu trong số 20 gia tộc giàu nhất châu Á, là một trong những nơi có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới.

Các cuộc biểu tình trên đường phố đã nhấn chìm thành phố trong nhiều tháng qua bị khơi dậy bởi nỗi lo về sự xói mòn các quyền tự do dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc, nhưng thực tế được thúc đẩy bởi sự chia rẽ giữa người giàu và người nghèo, những người muốn đấu tranh để có được nhà để ở.

Phân loại tài sản của Bloomberg loại trừ những tài sản được tạo ra bởi thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như của tập đoàn Alibaba của Jack Ma. Điều đó có nghĩa là không có gia tộc nào từ Trung Quốc đại lục lọt vào danh sách này, việc này có thể không phản ánh đủ sự thịnh vượng gần đây của đất nước Trung Quốc.

Chiến dịch chống tham nhũng vài năm trước của Chủ tịch Tập Cận Bình đã hạ bệ một số người siêu giàu đang trỗi dậy tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều gia tộc giàu có nhất châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ Chearavanonts của Thái Lan đến Hartonos của Indonesia.

Có một xu hướng khác nổi bật. Đó là bất động sản; hầu hết các gia tộc trong danh sách này có được phần lớn tài sản của họ từ việc phát triển bất động sản hoặc sở hữu những bất động sản trị giá hàng tỷ đô la Mỹ.

Những người giàu nhất châu Á cũng là hiện thân của câu tục ngữ “Người giàu có là người không có nợ nần”. Hầu hết, họ đều tránh được sự siết chặt tín dụng trong vài năm qua, không giống như một số đồng nghiệp của họ, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nơi các ông trùm phải cầm cố cổ phiếu để đổi lấy khoản vay.

Giờ đây, khi các triều đại giàu có nhất châu Á chuẩn bị chuyển tài sản của mình sang thế hệ tiếp theo, những lo ngại phổ biến về bất bình đẳng thu nhập trong khu vực vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Hồng Kông, Ấn Độ và Singapore, chính là điển hình bối cảnh cho bộ phim bom tấn “phân hóa giàu nghèo không có hồi kết”, tại đây, tất cả các loại thuế tài sản đều không được áp dụng đối với những người thừa kế.

Tất nhiên, việc đánh thuế này có thể thay đổi nếu tiếp tục có những phản ứng dữ dội như những cuộc biểu tình chống lại nền kinh tế do các ông trùm thống trị tại Hồng Kông. Nhưng hiện tại, các gia tộc giàu có nhất châu Á vẫn đang bay cao.

Dưới đây là danh sách 20 gia tộc giàu có nhất châu Á trong năm nay (theo Bloomberg)

1. Ambani, 50,4 tỷ USD - Ấn Độ

2. Kwok, 38 tỷ USD - Hong Kong

3. Chearavanont, 37,9 tỷ USD - Thái Lan

4. Hartono, 32,5 tỷ USD - Indonesia

5. Lee, 28,5 tỷ USD - Hàn Quốc

6. Yoovidhya, 24,5 tỷ USD - Thái Lan

7. Mistry, 21,1 tỷ USD - Ấn Độ

8. Sy, 20,9 tỷ USD - Philippines

9. Chirathivat, 20,3 tỷ USD - Thái Lan

10. Kadoorie, 18,5 tỷ USD - Hong Kong

11. Kwek/Quek, 18,4 tỷ USD - Singapore/Malaysia

12. Cheng, 18,2 tỷ USD - Hong Kong

13. Ng, 17,2 tỷ USD - Singapore

14. Pao, 16,7 tỷ USD - Hong Kong

15. Tsai, 16,2 tỷ USD - Đài Loan

16. Hinduja, 16 tỷ USD - Ấn Độ

17. Ho, 14,9 tỷ USD - Hong Kong

18. Torii/Saji, 14,8 tỷ USD - Nhật Bản

19. Lee, 14,7 tỷ USD - Hong Kong

20. Chung, 13,5 tỷ USD - Hàn Quốc

Thùy Dung

Theo Bloomberg