"Ngày của Núi" ở Nhật Bản

Chi Chi

(Dân trí) - "Ngày của Núi" mang ý nghĩa "tạo cơ hội trải nghiệm núi rừng và tỏ lòng biết ơn".

Đất đai Nhật Bản chiếm 70% là đồi núi và được bao vây bởi biển. Thế nên từ ngày xưa, người Nhật luôn đem lòng tôn kính núi và biển, vừa biết ơn những gì mà tạo hóa đã ban cho và hòa đồng sinh sống. Từ ngày 11/8/2016, Ngày của Núi - ngày lễ thứ 16 của Nhật Bản đã ra đời? Vì sao Ngày của Núi lại được thành lập? Nó có ý nghĩa gì đặc biệt?

Nhật Bản là quốc gia được hình thành bởi địa hình núi non trập trùng. Từ xưa người Nhật đã sinh sống trong thiên nhiên rộng lớn và luôn tỏ lòng kính trọng núi đồi, cảm tạ rừng sâu. Với ý nghĩ "tạo cơ hội trải nghiệm núi rừng và tỏ lòng biết ơn", Ngày của Núi đã được cho ra đời. Đây có thể nói là ngày lễ tương đối mới mẻ trong các ngày lễ của Nhật Bản.

Ngày của Núi ở Nhật Bản - 1

Dù ban đầu có ý kiến cho rằng nên đặt ngày lễ vào tháng 6 vì tháng này chưa có ngày lễ nào, hoặc đặt kế tiếp Ngày của Biển (thứ hai của tuần lễ thứ 3 tháng 7), song sau đó ngày lễ đã được chọn vào ngày 11/8, trong thời kỳ nghỉ lễ Obon để mọi người dễ lấy ngày nghỉ hơn.

Và sau khi thành lập Ngày của Biển, ngày lễ vào tháng 8 đã ra đời. Mặc dù kỳ nghỉ Obon đã có từ trước nhưng vì đây không phải ngày lễ được quy định theo luật, nên tùy theo ngành nghề vẫn có nhiều công ty không đặt lịch nghỉ.

Ngày của Núi ở Nhật Bản - 2

Và cũng có ý kiến cho rằng, vì hình dạng chữ Hán của số 8 là "八" trông giống ngọn núi, và số "11" trông giống hàng cây xanh nên dễ liên tưởng nên núi rừng.  

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp vốn có của núi rừng, thiên nhiên vào Ngày của Núi!

Bao gồm núi Phú Sĩ được chọn là di sản văn hóa thế giới vào năm 2013, "núi" là tài nguyên quan trọng vốn có đối với Nhật Bản. Nhân dịp Ngày của Núi được thành lập, nhiều tour du lịch, sự kiện và lễ hội thân thuộc với núi được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước.

Ngày của Núi ở Nhật Bản - 3

Những ai yêu thích các hoạt động trải nghiệm cùng thiên nhiên như leo núi nếu có cơ hội đến Nhật vào thời gian này hãy tìm hiểu trước thông tin. 

Ngày lễ được di dời vào năm 2020

Do thế vận hội Tokyo Olympic và Paralympic được tổ chức vào năm 2020, nên ngày lễ vào 11/8 đã được chuyển sang ngày kế tiếp của lễ bế mạc thế vận hội, là ngày 10/8.

Dù đại hội thể thao đã bị trì hoãn nhưng ngày lễ cũng không thay đổi. Ngày của Núi vào năm 2021 sẽ như thế nào? Có lẽ khả năng bị di dời sang ngày kế tiếp của lễ bế mạc cũng khá cao đấy.

Ngày của Núi ở Nhật Bản - 4

Sắp tới lại còn có cả Ngày lễ ngọn núi toàn nấm!

Kinoko no Yama (dịch ra là ngọn núi toàn nấm) là một nhãn hiệu bánh biscuit có hình như một cây nấm với phần đầu được bọc socola rất bắt mắt của thương hiệu Meiji, có lịch sử hơn 40 năm.

Ngày của Núi ở Nhật Bản - 5

Sản phẩm không chỉ được người dân Nhật Bản mà cả du khách nước ngoài ưa chuộng. Bắt theo xu hướng Ngày của Núi được thành lập, thương hiệu đã đăng ký ngày lễ "Kinoko no Yama no hi (dịch ra là Ngày lễ ngọn núi toàn nấm)" đến hiệp hội ngày kỷ niệm Nhật Bản, và đã được chấp nhận.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm