Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế?

(Dân trí) - Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục cho dự án ngày càng bị siết chặt khiến thị trường bất động sản lớn nhất nước là TP.HCM rơi vào tình trạng nguồn cung giảm. Thêm vào đó, từ giữa 2018 tới nay, thị trường khu vực nội thành có dấu hiệu chững lại.

Điều đó đã khiến thị trường BĐS ở các khu vực giáp thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là các huyện vùng ven… trở nên sôi động. Đặc biệt, phân khúc đất nền luôn được ưu tiên săn đón do tỷ suất sinh lời cao và tâm lý mua đất "làm của để dành".

TP HCM khan hiếm quỹ đất, đất nền vùng ven lên ngôi

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Đồng Nai một lần nữa lại “nóng” lên theo tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng tại khu vực Long Thành. Cụ thể, nhiều công trình lớn như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bến Lức Long Thành, đường Vành đai 3 TP.HCM… đang rục rịch triển khai xây dựng hoặc sắp đưa vào hoạt động đang giúp cho tốc độ đô thị hóa tại trung tâm Long Thành diễn ra rất nhanh. Điều này không chỉ kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao mà còn kích thích những người mua đầu tư, phát triển kinh doanh.

Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế? - 1

Dự án sân bay Long Thành tạo ra “cú hích” cho bất động sản Đồng Nai.

Hay tại Bình Dương, một điểm đến đầu tư mới đang âm thầm nổi lên: Dĩ An. Nếu như vài năm trước khi nói đến địa danh này, thứ đầu tiên mà người ta nghĩ tới là thủ phủ của những khu công nghiệp thì giờ đang chuyển mình sau dòng vốn từ nhà đầu tư đổ về. Dĩ An đang cho thấy những đặc trưng của một thị xã sát ngay TP.HCM với các dự án chung cư, trung tâm thương mại hay những con phố mua sắm đầy những thương hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, hàng loạt các công trình hạ tầng như dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường tỉnh DT743, kết hợp cầu vượt và cải tạo nút giao Sóng Thần sắp được triển khai đang giúp Dĩ An hút thêm vốn đầu tư vào bất động sản từng ngày.

Một trong các khu vực gần TPHCM cũng đang có sức hút mạnh đến các nhà đầu tư là thị trường bất động sản Long An. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các cửa ngõ lớn của TP HCM cùng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Long An được xem là giàu tiềm năng tăng trưởng với quỹ đất còn rộng rãi. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các dự án tại Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước...

Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, sự tăng trưởng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)…

“Đây là sẽ là cú hích cho thị trường ở các tỉnh giáp ranh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP.HCM. Tạo điều kiện an cư cho những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực”, ông Hoàng nói.

Hấp dẫn thị trường bất động sản Củ Chi

So với 3 điểm nóng đầu tư kể trên, có một cái tên khác cũng có đủ các lợi thế đó và đồng thời còn có thêm ưu điểm đặc thù: Củ Chi. Nói như vậy bởi Củ Chi là đô thị vệ tinh của TP.HCM, là đích ngắm cùng với các vệ tinh khác như Long An, Tây Ninh, Bình Dương và thậm chí ưu thế hơn vì vẫn là địa bàn trực thuộc TP.HCM năng động.

Ngoài quỹ đất sạch còn rộng, chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển từ thành phố, Củ Chi còn sở hữu vị trí đầu mối: kết nối các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, trên trục đường lên biên giới Campuchia ngày càng rộng mở cơ hội giao thương và du lịch, đầu tư và kinh doanh dịch vụ.

Qua khảo sát cho thấy, khu vực các xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức... thị trường đang có độ thanh khoản khá cao với những sản phẩm lớn nhỏ được giao dịch thành công mỗi ngày. Kể cả trong thời điểm khá trầm lắng của thị trường chung, các khu vực ở Củ Chi vẫn ghi nhận lượng giao dịch ổn định.

Giao dịch đều đặn và ổn định kể trên diễn ra trong bối cảnh khu vực này đang sở hữu các yếu tố cần thiết như Quy hoạch hạ tầng giao thông đang được thành phố đẩy mạnh triển khai gồm tuyến đường quốc lộ 22, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15… Bước vào năm 2019, khu vực này của TP.HCM có thêm động lực khi các cấp lãnh đạo TP.HCM đã đề nghị những cơ quan chuyên môn, tham mưu nghiên cứu hướng quy hoạch phát triển về phía Tây Bắc nơi quỹ đất còn dồi dào, địa hình cao và chất lượng tốt thuận lợi cho việc phát triển đô thị. Trong khi đó phía tỉnh Tây Ninh cũng đang bàn việc sớm triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kết nối khu đô thị Mộc Bài với các đường Vành đai 4, Vành đai 3 của TP.HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành của ngõ ra vào TP.HCM.

Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế? - 2

Bản đồ phát triển hạ tầng giao thông khu vực Bắc- Tây Bắc TP.HCM

Chia sẻ kinh nghiệm về cách chọn đất nền để đầu tư tại Củ Chi cũng như các khu vực vùng ven thành phố, ông Nguyễn Trung Dũng - P.TGĐ Zenta Land - Công ty chuyên "sản xuất" đất nền chuẩn pháp lý tại Củ Chi nhận định: “Nhà đầu tư nên lựa chọn vị trí phù hợp, tìm hiểu về Chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính, dự án đã được chấp thuận chủ trương thành lập dự án hay chưa”.

Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế? - 3

Đất nền của Chủ đầu tư Zenta Land là một trong những dự án hiếm hoi có sổ hồng riêng từng nền tại Củ Chi.

Các nhà đầu tư nên quyết định “xuống tiền” với các dự án đã có sổ hồng thổ cư, pháp lý minh bạch rõ ràng, với mức giá “mềm” trong tầm tay từ 5tr – 7tr/m2 để vừa đảm bảo an toàn, vừa có độ thanh khoản cao và tiềm năng tăng giá đột biến trong tương lai.