Đại gia bất động sản Trung Quốc “vung” 200 tỷ NDT cứu vớt hàng loạt dự án hấp hối

(Dân trí) - Từ tháng 3 năm nay trở đi, nhiều doanh nghiệp nhà đất Trung Quốc phải lần lượt bán tống bán tháo để cứu nguy cho doanh nghiệp như Taihe Group, MingFa Group, YueTai Group, tuy nhiên thì ông “trùm” BĐS Shimao lại sẵn sàng vung hàng tỷ NDT để cứu vớt nhiều dự án đang hấp hối. Theo đó thì 18 dự án mà Shimao bỏ tiền ra cứu đều liên quan đến kiện tụng và bị chủ nợ réo tên liên tục.

Đại gia bất động sản Trung Quốc “vung” 200 tỷ NDT cứu vớt hàng loạt dự án hấp hối - 1

Từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, chỉ trong 54 ngày, đại gia BĐS Shimao đã có một màn trình diễn khiến mọi người phải mắt tròn mắt dẹt. Đỉnh điểm trong ngày 22 và 27/3, ngày 27/4 và 17/5 đã liên tiếp mua lại một phần vốn sở hữu của 10 dự án bao gồm dự án Jiangcun Hàng Châu và Taihe Chương Châu của Taihe Group, tổng giá trị lên đến 7.719 tỷ NDT.

Mới đây nhất, ông trùm BĐS này tiếp tục “chơi lớn” khi vào ngày 8/6 vừa qua, một phần vồn sở hữu của 5 dự án bao gồm Jiasheng Quảng Châu và Vịnh Hải Nam Hồ Nam… được chuyển nhượng cho Shimao. Với tổng giá trị khoảng 6,397 tỷ NDT. Theo một con số thống kê thì với lần chi mạnh tay này, con số đã lên đến hơn 19 tỷ NDT.

Tính đến cuối năm 2018, quỹ đất của công ty là 55,38 triệu mét vuông. Trong đó, 16,15 triệu mét vuông thông qua việc mua lại, đấu thầu và đấu giá, hợp tác. Truyền thông Trung Quốc cho biết:“Để có thể mua lại những dự án trên là nhờ một nguồn vốn dồi dào của Shimao”.

Đáng chú ý là nhiều dự án, hạng mục mà Shimao mua lại đều đang trong tình trạng nợ nần và kiện tụng

Người ta ví von rằng năm hay có hai vị hương thân phải cảm ơn đến Shimao, một vị là Taihe Group và một vị là Mingfa Group. Vào cuối năm 2018, Taihe nắm trong tay một khoản nợ ngắn hạn gần 32 tỷ USD, tỷ lệ nợ ròng là 384,49%, về phía Mingfa Group vào năm 2016 bị phát hiện gian lận tài chính và bị đình chỉ 3 năm, đến năm 2019 và sang năm 2020 họ có các khoản nợ hàng trăm triệu đô đã đến hạn, với lãi suất hàng năm lần lượt là 11% và 15%.

Dù là một mạnh thường quân, nhưng Shimao cũng tự rước lấy nhiều phiền phức khi không chỉ nợ nần mà hàng loạt dự án Shimao mua lại đều dính vào kiện tụng, ví dụ như dự án Zhonghaofeng đã bị đóng băng do yêu cầu bồi thường và khoản phải thu là 540 triệu NDT dự án Zhonghaofeng đã bị đóng băng do yêu cầu bồi thường và khoản phải thu là 540 triệu NDT.

Điều đáng chú ý là những dự án mà Shimao mua lại như Heng Heng Swan Bay và Yuetai Swan Bay đều bị Anhui Jianglong nắm giữ 10% vốn, và Yuetai chưa nhận được tuyên bố rằng Anhui Jianglong từ bỏ quyền hạn và chuyển nhượng

Các chuyên gia đánh giá rằng, việc mua lại bất động sản của Shimao, không còn nghi ngờ gì về mục đích phát đi tín hiệu ra thế giới rằng doanh nghiệp đang lấy lại phong độ. Năm 2014 là thời kỳ đỉnh cao của Shimao khi doanh số thời điểm đó của công ty đạt 70,2 tỷ NDT.

Mặc dù không đạt được mục tiêu 80 tỷ NDT nhưng vẫn là doanh nghiệp thứ 8 trong 100 doanh nghiệp hàng đầu.Với sự ra đi của Cai Xuemei, giám đốc tiếp thị của công ty, Shimao dần trở nên bảo thủ và không nắm bắt được xu hướng thị trường.

Năm 2015 thị trường bất động sản khởi sắc, nhưng doanh thu bán hàng của công ty vẫn rớt lại phía sau , trong năm đó công ty mất đi vị trí mười doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc. Phải đến năm 2017 đại gia nhà đất này mới ăn nên làm gia khi lần đầu tiên đạt doanh thu 100 tỷ NDT, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 47,93%. Bước sang 2018 thì doanh thu của Shimao đạt 176,15 tỷ NDT tăng trưởng 75% so với cùng kỳ năm trước.

Cuối tháng 1 năm nay, Xu Shitan chính thức trở thành chủ tịch của Shimao và câu chuyện mua lại cũng chính thức được kể, với chiến lược khác những người nhậm chức trước đó, vị chủ tịch mới này tiến hành mua lại để mở rộng quy mô.

Vào năm ngoái ông từng tuyên bố 50% quỹ đất của công ty trị giá 100 tỷ NDT sẽ được chuyển thành doanh thu trong năm. Cũng trong năm nay Xu Shitan cũng đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 210 tỷ NDT và hoàn toàn tin tưởng vào mục tiêu này.

Thanh Hải

Theo: Sina