Bất động sản Tây Hồ với lực hút từ cơ sở hạ tầng và đại trung tâm thương mại

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hạ tầng giao thông đồng bộ cùng sự dịch chuyển của trụ sở các bộ, ban ngành và các tổ chức quốc tế, trung tâm thương mại - văn phòng lớn như Lotte, Samsung, Daewoo đã thúc đẩy, nâng tầm vị thế của bất động sản Tây Hồ.

Tiềm năng lớn cần được gõ cửa

Quận Tây Hồ sở hữu lợi thế về không gian sống yên bình bởi những ngôi chùa linh thiêng, cảnh quan thiên nhiên trong lành. Khu vực này cũng được đánh giá thuận tiện về giao thông bởi chỉ cần ít phút là đến hồ Hoàn Kiếm, trung tâm mới ở phía Tây và sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, các lợi thế đó chưa đủ để đưa quận Tây Hồ trở thành cái tên dẫn đầu trên bản đồ bất động sản thủ đô.

Là một trong những quận trung tâm của Hà Nội, bất động sản Tây Hồ được kỳ vọng cao hơn. Nơi đây không chỉ là điểm "an cư, lạc nghiệp" của cư dân mà phải trở thành điểm đến hàng đầu của cộng đồng thượng lưu, tri thức, mong muốn tìm kiếm một chốn đi về vừa ngay trung tâm, đầy đủ tiện nghi, hiện đại, lại vừa thừa hưởng những giá trị văn hóa của thủ đô. Trước những yêu cầu khắt khe khi lựa chọn bất động sản của giới nhà giàu, bất động sản Tây Hồ cần được đầu tư hơn nữa về hạ tầng để đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống chất lượng cao. Từ đó, thị trường bất động sản cũng sẽ phát triển theo hướng cao cấp hơn.

Với định hướng xây dựng trung tâm hành chính mới trên địa bàn, những năm gần đây, quận Tây Hồ được đầu tư hệ thống giao thông nội thị bài bản. Các tuyến đường huyết mạch được nâng cấp mở rộng giúp giao thông trở nên thuận tiện như đường Võ Chí Công, Nguyễn Hoàng Tôn, tuyến đường 60m nối 2 con đường huyết mạch Võ Chí Công - Phạm Văn Đồng… Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km được triển khai trong thời gian tới sẽ nối liền quận Tây Hồ với khu vực đô thị trung tâm lõi thành phố.

Môi trường sống và hạ tầng tại Tây Hồ tạo nền móng vững chắc đưa bất động sản tại đây trở thành lựa chọn hàng đầu của các "ông lớn" trong và ngoài nước. Trên thực tế, bất động sản tại nhiều khu vực sau khi được đầu tư hạ tầng giao thông cũng đã tăng giá mạnh như đường Phạm Văn Đồng, đường Trường Chinh tăng 3-4 lần. "Một căn nhà đất trong ngõ, gần ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng trước khi đường Trường Chinh mở rộng có giá 120 triệu/m2, hiện nay đã có giá lên tới 500 triệu/m2", một môi giới tại Hà Nội cho biết.

Bên cạnh đó, Tây Hồ còn được Hà Nội quy hoạch trở thành một trong hai khu hành chính mới để đặt trụ sở của 13 đại sứ quán, 5 bộ ngành, 8 sở ngành, hàng chục văn phòng của các tổ chức quốc tế, cũng như các trung tâm giải trí - văn phòng lớn. Sự dịch chuyển của trụ sở các đơn vị về Tây Hồ kéo theo lượng lớn tri thức, chuyên gia, người lao động về địa bàn làm việc, nhu cầu sở hữu bất động sản cũng gia tăng đáng kể.

Bất động sản Tây Hồ với lực hút từ cơ sở hạ tầng và đại trung tâm thương mại - 1
Lotte Mall Hanoi - trung tâm thương mại có vốn đầu tư lớn nhất Thủ đô trên địa bàn quận Tây Hồ (Ảnh: Lotte Mall).

Sự hiện hữu của đại trung tâm thương mại Lotte Mall Hanoi với tổng mức đầu tư lên tới 600 triệu USD chuẩn bị đi vào hoạt động được dự báo không chỉ góp phần thay đổi bộ mặt toàn bộ khu vực, mà còn tác động tích cực đến mức sống và nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân trên địa bàn, đưa tuyến Nhật Tân - Nội Bài trở thành trục phát triển mới của Hà Nội.

Sự xuất hiện của các đại trung tâm thương mại được ví như "liều dopping" với thị trường bất động sản. "Đơn cử như khu vực Long Biên, Hà Đông, sau khi có sự xuất hiện của đại siêu thị, giá bất động sản tăng 40%-80% theo từng địa điểm khác nhau", anh Hùng, một nhà đầu tư lâu năm, nhận định.

"Ngòi nổ" kích hoạt giá bất động sản trên địa bàn

Việc phát triển sản phẩm bất động sản tại Tây Hồ vẫn luôn là bài toán chiến lược của các chủ đầu tư có tiềm lực và sở hữu bất động sản tại đây cũng là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Nhờ lợi thế đẹp từ vị trí, giá trị sống đến giá trị gia tăng trong dài hạn, Tây Hồ trở thành nơi quy tụ đông đảo chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đến làm việc, sinh sống.

"Sức hút và tiềm năng của trung tâm thương mại lớn như Lotte Mall Hanoi là tiền đề khiến giá trị bất động sản khu vực tăng, nhiều dự án được hưởng lợi, trong đó có KITA Capital", đại diện chủ đầu tư KITA Group chia sẻ.

Dự án KITA Capital nằm trong khu đô thị Ciputra, đối diện Lotte Mall Hanoi, liền kề sông Hồng và Hồ Tây, thuận tiện kết nối đến các tuyến đường huyết mạch của thủ đô như đường Vành Đai 2 (đường Võ Chí Công 10 làn xe), đường vành đai 2,5 (đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài 8 làn xe) và đường vành đai 3 (đường Phạm Văn Đồng có 12 làn xe). Từ dự án, cư dân có thể di chuyển thuận tiện tới trung tâm thành phố cũng như ra sân bay Nội Bài.

Bất động sản Tây Hồ với lực hút từ cơ sở hạ tầng và đại trung tâm thương mại - 2
Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên 8 làn xe kết nối 3 quận Hà Nội (Ảnh: Đỗ Quân).

Từ KITA Capital, chỉ vài bước di chuyển, cư dân dễ dàng tiếp cận hệ thống tiện ích đa dạng, đẳng cấp của khu đô thị Ciputra, Lotte Mall Hanoi hay các tiện ích giải trí, văn hóa, du lịch trên địa bàn quận Tây Hồ.

Bất động sản Tây Hồ với lực hút từ cơ sở hạ tầng và đại trung tâm thương mại - 3
Phối cảnh dự án KITA Capital tại quận Tây Hồ (Ảnh: KITA Group).

Theo đại diện chủ đầu tư, vượt lên trên sản phẩm bất động sản thông thường, những sản phẩm được quy hoạch trong khu đô thị hoàn chỉnh, hưởng lợi từ hạ tầng, mang phong cách kiến trúc độc đáo, làm thăng hoa cảm xúc về không gian sống như KITA Capital kỳ vọng sẽ tạo được sức hút lớn trên thị trường bất động sản.