Hồi âm:
Quân đoàn 3 kết luận quân nhân Đỗ Hữu Khôn chỉ là tử sĩ
(Dân trí ) - Sau khi báo Dân trí có bài viết phản ánh trường hợp quân nhân Đỗ Hữu Khôn hy sinh năm 1968 không được công nhận là liệt sĩ, dù vẫn có tên trên bia tưởng niệm tại đơn vị, Quân đoàn 3 đã có văn bản phúc đáp trả lời rõ vụ việc này.
Trước đó, ngày 16/10/2012, báo Dân trí đã có bài viết phản ánh việc gia đình anh Đỗ Hữu Ngọc trú tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành xác minh làm rõ trường hợp bác ruột anh là quân nhân Đỗ Hữu Khôn hy sinh tại chiến trường Quảng Trị ngày 6/1/1968, nhưng đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ, gia đình không biết hài cốt quân nhân hiện năm ở đâu để đưa về quê chôn cất.
Quân nhân Đỗ Hữu Khôn, sinh năm 1949, quê quán tại Thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội). Nhập ngũ tháng 3/1967; đơn vị c7/d8/c64/f320; chết ngày 30/5/1968 đã được Trung đoàn 64, phòng Chính trị, Sư đoàn 320 và Chỉ huy Sư đoàn 320 căn cứ vào công văn số 287/CS ngày 8/6/1971 trả lời nhiều lần bằng văn bản gồm: Công văn số 10/KG ngày 30/12/1999 của chỉ huy Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, Công văn số 672/BCH - CS ngày 6/4/2010 của Chỉ huy Sư đoàn 320 đều khẳng định: Đồng chí Đỗ Hữu Khôn thoái thác nhiệm vụ về phía sau, trên đường ra bị máy bay địch bắn bị thương, tự vào viện điều trị được ít hôm rôi chết, nhưng gia đình ông Đỗ Hữu Ngọc vẫn không nhất trí nên tiếp tục gửi đơn đến nhiều nơi.
Sau khi tiếp nhận, Cục Chính trị, Quân đoàn 3 kết luận như sau: Theo Công văn số 287/CS ngày 8/6/1971 của Phòng Chính trị, Sư đoàn 320 có 3 nội cụ thể:
Trường hợp đồng chí Đỗ Hữu Khôn thoái thác nhiệm vụ chiến đấu về phía sau, trên đường ra bị máy bay địch bắn bị thương, tự vào viện điều trị được ít hôm rồi chết đã được bộ phận phía sau của Sư đoàn báo tử là Liệt sĩ (giấy báo tử ngày 25/4/1969). Nội dung này phù hợp với danh sách đăng ký của Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 ghi: Viện báo về là hy sinh có đặt dấu chấm hỏi.
Bộ phận phía sau của đơn vị đã phát hiện thấy báo tử xác định liệt sĩ là sai nên đã lập giáy báo tử lại xác định là tử sĩ (giấy báo tử ngày 16/5/1969).
Sau khi đơn vị báo tử lại, địa phương đã cắt chế độ liệt sĩ của gia đình nên gia đình đã có thư cùng với Ban thương binh xã hội tỉnh Hà Tây hỏi và được phòng Chính trị, Sư đoàn 320 trả lời bằng công văn số 287/CS ngày 8/6/1971.
Như vậy, công văn số 287/CS ngày 8/6/1971 của phòng Chính trị, Sư đoàn 320 là văn bản thực tế lịch sử nghiêm túc có giá trị pháp lý cao nhất làm căn cứ để xem xét giải quyết về trường hợp đồng chí Đỗ Hữu Khôn có được công nhận là liệt sĩ hay không.
Việc giải quyết đơn thư của các cấp thuộc Sư đoàn 320 đối với gia đình đối với gia đình đồng chí Hữu Khôn đúng thẩm quyền, có trách nhiệm, chặt chẽ đúng quy định của Nhà nước.
Trường hợp từ trần của đồng chí Đỗ Hữu Khôn đã được đơn vị báo là tử sĩ (nay là quân nhân từ trần) giấy báo tử ngày 16/5/1969. Trong khi đó, theo quy định ban hành năm 1998, những trường hợp bị thương, bị chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh, liệt sĩ hoặc đã giải quyết theo chế độ từ trần, tai nạn… thì nay không lập lại hồ sơ để xác nhận lại.
Để giải quyết nguyện vọng của gia đình đồng chí Đỗ Hữu Khôn, Cục Chính trị, Quân đoàn 3 đề nghị chỉ huy Sư đoàn chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác minh bệnh viện nơi đồng chí Khôn vào điều trị và chết ở đó, liên hệ với địa phương phối hợp tìm kiếm phần mộ đồng chí Khôn và thông báo cho gia đình.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương