Nghệ An:

Giao đất công ích xã… không làm văn bản

(Dân trí) - Ở xã Nam Anh thuộc vùng đồng bằng huyện Nam Đàn, có một sự lạ đáng biểu dương khi người nông dân “thèm ruộng” trong xu thế buồn ở nhiều vùng quê đang dần mất đi sự mặn mà với cây lúa.

ļp style="text-align: center;">

Bả đồ quy hoạch.
Bả đồ quy hoạch.

Thế nhưng sau đợt chia lại ruộng đất cuối năm 2013, hơn 20 héc-ta ở bàu Hải DươŮg và bàu Nậy của xã này - xếp vào diện tích đất 5% công ích, được chính quyền nhanh chóng giao cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn canh tác. Điều lạ lùng ở đây là đất được giao nhưng lại không thành lập văn bản hợp đồng. Nói theo cách lý giải củaĠngười dân thì “ủy ban xã giao đất bằng miệng”.

Dân “khát ruộng”

Thông tin râm ran ţả Nam Anh từ đợt đó đến giờ, rằng đất công ích 5% được xã giao cho các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Một cá nhân người ở TP Vinh sau khi khảo sát vùng đất xã đề nghị đã bỏ đi vì thấy không khả thi. Hai doanh nghiệp trên địa bàn được xã đồng ý giao lǠm ở hai bàu trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp Đại Lợi, được giao bàu Nậy đã không có đủ năng lực thực hiện nên xã cho dân thầu lại. Phần đất ở bàu Hải Dương, hơn 10 héc-ta, được công ty Đức Mạnh trồng lúa cho đến nay.

Bàu Hải Dương giao cho doanh nghiệp nhưng chỉ bằng miệng.
Bàu Hải Dương giao cho doanh nghiệp nhưng chỉ bằng "miệng".

Anh Hồ Viết Việt, 54 tuổi, thương binh 81%, trú tại xóm 1 xã Nam Anh bày tỏ: “Thực tình giờ gia đình tui không có đất. Tui không có đất và cả bốn mẹ con nó cũng không ţó đất luôn”. Anh Việt lấy vợ năm 1997 là người xã Xuân Hòa bên cạnh, ba đứa con ra đời lần lượt các năm 1998, 2001 và 2010. Xã điều chỉnh cho anh nhận thầu 1 sào 5, chỗ này vốn gần một con mương thoát nước nên mưa lụt thì nước đổ ào vào, lẫn theo nhiềuĠrác rưởi.

“Xã nói tui cải tạo nhưng chân tay thế này thì làm thế nào được” - anh Việt viện dẫn “Nếu như xã thiếu đất thì chỗ thừa thẹo đó giao cho dân thì dân phải nhận, đượcĠmùa thì ăn, mất mùa thì chịu. Nhưng đất công ích đang còn đó, làm lúa tốt, sao dân có nhu cầu không giao mà lại giao cho doanh nghiệp”. Giờ 5 khẩu gia đình anh phải mượn 2 sào bên xã Xuân Hòa quê vợ để canh tác. Không riêng nhà anh Hiệp, mà có khá nhiềŵ gia đình ở xóm 1 cũng đi mượn lại đất ở xã Xuân Hòa để làm.

Anh Võ Công Chất, trú ở xóm 2, nhà có 6 khẩu, 4 đứa con đều sinh sau năm 93 nên nhà anh chỉ được 2 suất đất của vᷣ chồng. Đợt vừa rồi anh thầu suất ăn theo cho mỗi đứa con được 4 thước, vị chi là 1 sào 1 thước đất ruộng. Nhưng đất chia sát trang trại người ta, ruộng khô khó đón nước, nên cũng chỉ làm nhì nhằng. Anh và vợ bàn nhau, rồi xin thầu lại được 2 sào ở bàuĠNậy. “Công ty Đại Lợi không làm được bàu Nậy nên xã giao cho dân ai làm được thì làm, Còn ở bàu Hải Dương, theo thông tin thì ông Hòa (giám đốc công ty Đức Mạnh) cũng có một phần phải cho dân thầu lại mới khép kín được” - anh Chất nói.

Bài Hải Dương được giao cho doanh nghiệp không có văn bản.
Bài Hải Dương được giao cho doanh nghiệp không có văn bản.
ļp>

Việc người dân, trước khi chuyển đổi đất năm 2013, đang canh tác trên diện tích của bàu Hải Dương và bàu Nậy được nhiều người xác nhận. Một người dân bức xúc trước việc sắŰ xếp của xã cho biết: “Hầu như dư luận trong xã, nhất là xóm 1 và 2 đều cho rằng sau khi chia đất thì xã gom lại cho các ông doanh nghiệp trên. Đáng lẽ trong cuộc họp xã viên phải nói rõ ai có nhu cầu thì nhận, chứ không thấy đưa ra bàn bạc chi cả.”

Anh Hồ Viết Hiệp, công dân ở xóm 1, đợt xã cho thuê đất công ích thì anh gửi đơn lên nhận 2 hec-ta nhưng không được đồng ý. Trước đó, gia đình anh có làm ao hồ nuôi vịt, thả cáĠtrên diện tích 5 sào nên anh muốn mở rộng công việc của mình. “Khi nộp đơn thì họ nhận nhưng sau lên gặp thì họ không tiếp, từ đó đến giờ họ không trả lời chi cả” - anh Hiệp cho hay. Cũng như gia đình anh Chất, anh Hiệp đang thầu lại một số diện tích ởĠbàu Nậy “do công ty Đại Lợi không làm được, họ trả nên nhà tôi mới làm mùa này, cái đất này xã giao cho dân làm tạm thời thế thôi.”

Vợ anh Hiệp đang ngồi lựa trứng từ trại vịt nhà mình, nói với sang: “Dân người ta làm nông cả đời không cho, mà lại cho những người không làm ruộng vô làm. Ông Hòa thì làm kinh doanh vận tải, ông Lợi là chủ thầu xây dựng. Thấy có hay không”. Chị nói tiếp “Phải giao rõ ràng chứ dân không ai biết cụ thể chi. Các ông mà cứ đưa ra đấu thầu rành mạch thì dân ai có ý kiến chi nữa” Một người dân khác ở xóm 1 tham gia câu chuyện: “Họ nói dân không làm được diện tích lớn, nhưnŧ trong dân có người nói sẵn sàng nhận diện tích lớn hơn, 5 -7 héc-ta cũng làm được nhưng có được đồng ý mô”.

Bài Hải Dương được giao cho doanh nghiệp không có văn bản.

Ông Hồ Sỹ Lộc, ở xóm 2, kể chuyện của mình: “Tôi dồn đất cơ bản cả nhà để đổi lấy đất ở bàu Hải Dương vốn là ô thửa thối nát nhất. Rồi đưa máy móc đào đắp, khơi cống qua trục đường lớn, diện tích 1 mẫu, làm suốt từ năm 2000 đến nay. Nuôi vịt gà làm ţá lúa, tôi là một trong những người khởi xướng ở cá xã này. Rồi họ chuyển sang thành đất đấu thầu nên họ thu hồi lại”. Ông Lộc thở dài: “Đành rằng giờ gia đình giờ có khẩu phần đất rồi nhưng phần đất cũ ở bàu Hải Dương, để hoang hóa không cày cấy thì xdzt ruột lắm, nếu cho gia đình thầu lại đất cũ thì rất mừng. Nhưng giờ công ty Đức Mạnh ở đó, thì gia đình làm sao được”.

“Chưa có văŮ bản chứ không phải không có văn bản”

Ông Trần Văn Sinh - Chủ tịch UBND kiêm Bí thư Đảng ủy xã Nam Anh trong cuộc trao đổi với phdzng viên, đã lý giải việc làm của xã: “Chuyển đổi ruộng đất với mục đích là tập trung đất lại để đầu tư sản xuất hiện đại.. Lúc trước đất phần trăm của xã nó nằm manh mún, giờ gom hai bàu lại mà thành. Chủ trương của xã cho đấu thầu theo hình thức trangĠtrại, làm du lịch sinh thái phục vụ du lịch”.

Nghị Quyết của HĐND xã Nam Anh không trực tiếp giao cho bất cứ doanh nghiệp cụ thể nào. 
Nghị Quyết của HĐND xã Nam Anh không trực tiếp giao cho bất cứ doanh nghiệp cụ thể nào. 
Nghị Quyết của HĐND xã Nam Anh không trực tiếp giao cho bất cứ doanh nghiệp cụ thể nào. 

Trên tấm bản đồ quy hoạch mới thể hiện chi tiết vị Ŵrí và diện tích các loại đất xã Nam Anh, ông Sinh chỉ vào hai bàu đất rồi nói: Về quy hoạch “bàu Hải Dương, bàu Nậy là 30ha, nhưng trên thực tế còn khoảng 20ha thôi”. Vị trí của hai bàu sát con sông Đào chảy qua địa bàn, và được chú thích rõ ràng: “QuŹ hoạch khu trang trại sinh thái”. Thực tế tìm hiểu, thì ít nhất tại bàu Hải Dương, nơi mà công ty Đức Mạnh đang đứng ra làm, gần hết diện tích được dùng để trồng lúa. Không có gì thể hiện là một khu trang trại sinh thái đang được hình thành.

Khi người dân có đơn xin nhận những diện tích trên để sản, ông Sinh cho hay: “Có 3 cái đơn của doanh nghiệp và mấy đơn của người dân. Chúng tôi nhận thấy xét về tiềm lực để đầu tư vô đó làm lớn thì dân không làm được nên mới giao cho doanh nghiệp”. vậy xã lấy tiêu chí nào để xét? “Mình nhìn được chứ, ở trong xã anh nào có năng lực nhìn là ra liền” - ông chủ tịch không nêu rõ được những tiêu chí cụ thể nào ngoài năng lực tài chính: “Muốn làm lớn quan trọng là phải có tiền”.

Ông Trần Văn Sinh - Chủ tịch kiêm Bí thư đảng ủy xã Nam Anh.
Ông Trần Văn ɓinh - Chủ tịch kiêm Bí thư đảng ủy xã Nam Anh.

Còn bà Nguyễn Thị Hà - Phó chủ tịch HĐND xã Nam Anh khi cung cấp nghị quyết của HĐND đã cho biết: “Trong nghị quɹết không có giao cho doanh nghiệp cụ thể nào. Nghị quyết thông qua xong rồi thì giao cho ủy ban làm thôi”.

Mặc dù đất ở bàu Hải Dương đang được Công ty Đức Mạnh sử dụng để trồng lúa từ đầu năm lại nay, nhưng khi chúng tôi gặp để trao đổi, ông Sinh thừa nhận “Mới giao để xem xét năng lực, ít bữa nữa là có văn bản. Muốn làm hợp đồng thì phải tính chính xác cái diện tích mà cái đó chưa làm được”. Ông chủ tịch xã Nam Anh giải tɨích vì chuyển đổi đất xong là tháng 12/2013 nên phải làm khẩn trương cho kịp vụ, không giao là đất để hoang. “Sắp tới chờ cho hết mùa thì làm văn bản giao” - ông Sinh nói.

Hôɭ giao trên thực địa ở có đầy đủ thành phần ban bệ của xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch, địa chính, giao thông, mặt trận. “Mình ra xác định cái vùng, cái ranh giới, nhưng chưa làm văn bản” Ông Sinh biện minh cho cách làm lạ của xã: “Không phải là không có ɶăn bản mà là chưa làm văn bản vì đang giao cho địa chính tính lại diện tích. Ông Sinh nhấn mạnh với chúng tôi, rằng “văn bản bàn giao thì không có và chưa có là khác nhau”.

T˭nh đến thời điểm gần nhất, xã Nam Anh có gần 2.300 người sinh ra sau năm 1993, trong đó có một bộ phận lớn có nhu cầu sử dụng ruộng đất. Và có nhiều trường hợp người dân muốn mở rộng sản xuất. Nhiều người còn sang xã bạn để nhận ruộng làm thêm. Vậy mà ɶiệc UBND xã này, giao đất cả chục hec-ta cho doanh nghiệp, lại không làm văn bản bàn giao, dẫn nhau ra ngoài ruộng chỉ vùng chỉ thửa rồi gọi đó là “tạm giao” thì quả thật người dân khó mà đồng tình được.

<ɰ style="text-align: justify;">

Nguyễn Duy - Danh Thắng