(Dân trí) - Từ ngày mẹ qua đời, bà ngoại Lan hiếm khi thấy 3 cháu ngoại vui giỡn với nhau. Bọn trẻ trở nên lầm lì, hay tụm lại xem ảnh và kể với nhau những mảnh ký ức ít ỏi về người mẹ vắn số.
Tương lai nào cho ba đứa trẻ không cha, mồ côi mẹ ở cùng ông bà già yếu?
Từ ngày mẹ qua đời, bà ngoại Lan hiếm khi thấy 3 cháu ngoại vui giỡn với nhau. Bọn trẻ trở nên lầm lì, hay tụm lại xem ảnh và kể với nhau những mảnh ký ức ít ỏi về người mẹ vắn số.
Con gái "đi" rồi, để lại cha mẹ già 3 đứa cháu dại
Một trưa tháng 8, nhà bà Phùng Tú Lan, 65 tuổi ở phường 10, quận 6, TPHCM có khách đến thăm. Bé Thảo, 10 tuổi ngồi thu lu ở một góc nhà, không cười, không nói. Em kế Thảo là Xuân, 5 tuổi, lí nhí trong miệng: "Cô này giống mẹ!", rồi chạy tới sà vào lòng vị khách lạ. Còn thằng út Quốc Hiếu, 4 tuổi, mặt buồn so, nằm rên rỉ trên tấm nệm mỏng giữa nhà vì vừa bị té, đầu sưng một cục to.
Bảo các cháu rót nước mời khách nhưng cháu không nghe, bà ngoại Lan vội tắt bếp, lật đật đi lấy cái ly rồi phân trần, giọng bất lực: "Không có cha mẹ, đôi khi ông bà nói lũ cháu chẳng chịu nghe!".
Nói rồi, bà mở ngăn đông tủ lạnh lấy viên đá cuốn vào khăn lật đật chườm đầu cho thằng cháu út.
"Những lúc tụi nhỏ chịu ngồi chơi với nhau thì tôi đỡ vất vả. Có lúc tụi nó cãi nhau, tranh nhau đồ chơi rồi vòi tôi phân xử, đứa níu tay, đứa níu áo làm loạn hết cả nhà. Tôi nào dám la mắng gì đâu, tụi nhỏ thiếu tình thương cha mẹ, tui sợ chúng nó tủi thân", bà Lan bùi ngùi.
Vợ chồng bà Lan thời trẻ làm ăn khá nhưng vì khó sinh, bà chỉ có duy nhất một cô con gái là mẹ 3 đứa trẻ, tên Ngọc Bích.
Năm 18 tuổi, thay vì vào đại học, cô trót mang thai. Sau khi sinh con xong, Bích trao bé Thảo cho vợ chồng bà Lan chăm sóc. Phần mình, vì có nền tảng tiếng Anh tốt từ nhỏ, cô đi làm gia sư.
Vợ chồng bà Lan sau khi làm ăn thua lỗ mất hết vốn liếng thì chuyển sang buôn bán đồ ăn vỉa hè. Từ chỗ có nhà Sài Gòn, ông bà chuyển sang mướn phòng trọ, thu nhập của cả nhà chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống.
6 năm trước, Bích đến với một người đàn ông khác. Chung sống được một thời gian, cô hạnh phúc đón đứa con thứ hai. Nhưng đến khi mang thai lần nữa thì cặp đôi chia tay. Bích chấp nhận nuôi con một mình và cắt đứt liên lạc với người cha của hai con.
2 đứa trẻ nối tiếp nhau ra đời năm một, Bích đuối sức. Lúc này, cô cũng bắt đầu có dấu hiệu mắc bệnh lao. Cơ thể suy nhược, cộng với áp lực chăm con nhỏ, cô nghỉ việc, đưa các con về ở với bố mẹ.
Gánh nặng kinh tế đè lên vai đôi vợ chồng già đã ngoài 60.
Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó. Bão Covid -19 ập đến, vùi gia đình bà Lan đến tận cùng kiệt quệ. Tháng 7 năm ngoái, Bích nhập viện điều trị lao rồi nhiễm Covid-19 và qua đời, chẳng kịp gặp các con và cha mẹ lần cuối.
Gần 9h đêm 14/7/2021, cuộc điện thoại từ bệnh viện báo tin con qua đời, vợ chồng bà Lan chỉ biết ôm nhau òa khóc. Ngọc Thảo là chị cả, cô bé không hỏi, nhưng hiểu được mẹ việc mẹ chết, cũng khóc tức tưởi. Trong khi đó, hai em của Thảo chỉ biết nhìn ông bà và chị hai với ánh mắt ngơ ngác.
"Ở nhà trọ, tôi không dám đặt bàn thờ cúng con, chỉ biết gửi tro cốt vào chùa, thỉnh thoảng qua hương khói", bà nói.
"Nuôi ăn không đủ, lấy gì nuôi học"
Cũng từ đó, bà Lan không còn thấy bé Thảo khóc nữa. Thay vào đó, bà thấy ánh mắt cháu trở nên vô hồn, ít nói chuyện và lầm lì hơn.
Khác với chị hai, bé Xuân vốn quấn mẹ nhất nhà nên suốt mấy tháng sau ngày mẹ mất, đêm nào cô bé cũng khóc thét, đòi mẹ giữa đêm.
Người già vốn thường mất ngủ, nay nỗi đau mất con và những lo toan khiến vợ chồng bà Lan trở mình xoành xoạch, nước mắt thấm ướt gối. Khi vừa thiếp đi một chút thì cháu quấy, phải dậy vỗ về đến sáng.
Thi thoảng ngồi chơi một mình, bé Xuân hay thốt lên: "Đêm qua con mới mơ thấy mẹ". Bất kể ở đâu, hễ thấy những người phụ nữ trạc tuổi mẹ, cô bé đều chẳng ngại xa lạ, ngồi sà vào lòng, xoa bóp tay chân, hít hà để cố tìm lại những thứ thân thuộc nhất.
"Chắc nó nhớ mẹ!", bà Lan ngậm ngùi kể, bình thường ở nhà cháu không thể hiện tình cảm với ông bà như thế.
Hiện tại chỉ có mỗi chị hai Ngọc Thảo được đến trường. Năm nay em sẽ lên lớp 5. Hai em nhỏ của Thảo ở tuổi mẫu giáo, vì không có tiền nên ông bà ngoại chỉ còn cách giữ cháu ở nhà.
Tuy nhà chật chội, con nít nhiều nhưng bà ngoại vẫn luôn lo cho cháu được sạch sẽ, thơm tho. "Người ta nói đói cho sạch, rách cho thơm, tôi làm theo để dạy cháu mình", bà Lan tâm niệm.
Từ ngày con gái mất, vì phải chăm 3 cháu nên ông bà thôi bán vỉa hè. Hằng ngày, bà Lan đi chợ, lo cơm nước và làm việc nhà. Còn chồng bà, ông Hàng Hữu Nghĩa, 66 tuổi, xin được chân shipper giao đồ ăn. Cố gắng làm việc từ 8h sáng đến 8h đêm mới về, mỗi tháng ông chỉ kiếm được hơn 3 triệu đồng, trong khi tiền nhà, tiền điện nước đã hơn 2 triệu. Thỉnh thoảng có nhà hảo tâm cho gạo, gia vị hay chút tiền nhưng cũng không thấm vào đâu so với chi phí, cơm áo hàng ngày. Ông bà đã nợ chủ nhà tiền trọ 3 tháng nay chưa trả.
Mỗi ngày, bà ngoại đi chợ mua 20.000 đồng xương heo, thêm ít rau củ, đủ nấu cho 3 đứa cháu ăn ngày hai bữa, phần mình thì "còn gì ăn nấy". Ông Nghĩa ít ăn cơm trưa ở nhà, nhưng tối dù đói vẫn ráng nhịn về nhà ăn cơm cho tiết kiệm. Tháng trước, ông bị chóng mặt lúc giữa trưa, ngồi suốt cả tiếng mà không đủ sức chạy xe máy về nhà, đành nhờ người lạ chở về giúp.
"Nghĩ cảnh nghỉ việc ngày nào thì các cháu sẽ đói ngày đó, hôm sau tôi lại gắng dậy đi làm", ông Nghĩa kể.
Thiệt thòi hơn hai chị, cu út Hiếu mất mẹ khi nói còn chưa nói sõi. Khi mượn điện thoại ông ngoại xem hình mẹ, hai chị nhắc lại kỷ niệm về mẹ, Hiếu chẳng góp được mẩu chuyện nào. Thương cháu, mùa Vu Lan năm nay, vợ chồng bà Lan lần đầu chở 3 cháu đi chùa thắp nhang cho mẹ chúng.
"Ai còn mẹ cài bông hồng đỏ, ai mất mẹ cài bông hồng trắng", bà nói với các cháu ở cửa hàng hoa rồi chọn lấy một bó, mắt bà ngấn nước.
Gia đình 5 người trên một chiếc xe máy đội nắng đến chùa. Ba đứa trẻ lần lượt chạm tay vào hũ tro có dán di ảnh mẹ. Ông Nghĩa, bà Lan cũng vuốt ve đứa con gái duy nhất của mình, miệng nhắc các cháu cắm bông, đốt nhang, quỳ lạy mẹ.
"Khi nỗi đau mất con dần nguôi ngoai thì nỗi lo về tương lai ba đứa cháu lại đến nhiều hơn. Vợ chồng tôi già yếu, chẳng biết có đủ sức nuôi nổi 3 cháu ăn đủ no được vài năm nữa không, làm gì nghĩ đến chuyện cho cháu học tới nơi tới chốn", ông Nghĩa nói, tay lén lau giọt nước mắt vừa chảy dài xuống gò má đen sạm những vết chân chim.
Mọi sự ủng hộ giúp mã số 4599 xin gửi về:
1. Bà Phùng Tú Lan
STK: 1024143746 (Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Chợ Lớn)
2: Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4599)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3: Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0914.86.37.37
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Diệp Phan