1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

TPHCM: Mặt đường bất ngờ nứt toác dài hàng chục mét

(Dân trí) - Vết nứt bất ngờ xuất hiện trên đường dân sinh dài khoảng 40m, rộng từ 2-6cm, nằm gần mép sông Rạch Tôm (huyện Nhà Bè). Ngoài ra, vết nứt còn xuất hiện trên tường rào một số nhà dân trong khu vực… Cơ quan chức năng đề nghị tổ chức di dời tài sản trước nguy cơ sạt lở…

Hiện trường khu vực có nguy cơ bị lún sụt xuống sông

Vết nứt ở đường dân sinh cuối hẻm 1740 đường Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, xuất hiện từ 5-6 giờ ngày 30/5. Vị trí nứt nằm ở bờ phải sông Rạch Tôm (cách cầu Rạch Tôm khoảng 100m về phía thượng lưu).

TPHCM: Mặt đường bất ngờ nứt toác dài hàng chục mét - 1

Vết nứt bất ngờ xuất hiện trên đường dân sinh, dài khoảng 40m

Vết nứt bất ngờ xuất hiện trên đường dân sinh, dài khoảng 40m

Tại hiện trường, vết nứt với chiều dài khoảng 40m (đoạn từ trước nhà số 1740/33 đến cuối hẻm), chiều rộng từ 2-6cm. Vết nứt cách mép sông từ 1-6m (tính từ sông vào trong bờ). Ngoài ra, trên tường rào một số hộ dân cũng xuất hiện vết nứt.

Vết nứt rộng từ 2-6cm
Vết nứt rộng từ 2-6cm

Phạm vi ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở rộng 500-600m2

Phạm vi ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở rộng 500-600m2

Theo Khu quản lý đường thủy nội địa (thuộc Sở Giao thông vận tải TP), nếu sạt lở xảy ra tại khu vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 7-8 hộ dân và hệ thống hạ tầng trong khu vực gồm 1 phần mặt đường, 2 trụ điện, hệ thống cấp nước và 1 cầu dân sinh ở cuối hẻm. Phạm vi ảnh hưởng có thể rộng từ 500-600m2.

TPHCM: Mặt đường bất ngờ nứt toác dài hàng chục mét - 5
Nhiều tường rào nhà dân cũng xuất hiện vết nứt
Nhiều tường rào nhà dân cũng xuất hiện vết nứt

Ông Trần Văn Giàu - Giám đốc Khu đường thủy nội địa - cho biết, các lực lượng chức năng đã cho rào chắn khu vực nguy hiểm đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương vận động người dân di dời tài sản và bố trí nơi tạm trú an toàn tránh nguy cơ sạt lở. Ông cho biết, sự việc đã được báo cáo lên Sở Giao thông vận tải để tìm phương án xử lý.

Cơ quan chức năng tiến hành khoanh vùng, làm rào chắn cách ly khu vực nguy hiểm
Cơ quan chức năng tiến hành khoanh vùng, làm rào chắn cách ly khu vực nguy hiểm

Để có kết quả đánh giá sơ bộ, Sở GTVT TP đã chỉ đạo Khu quản lý đường thủy nội địa khảo sát hiện trạng lòng sông và định vị các công trình, nhà dân trong khu vực, chậm nhất là ngày 1/6 báo cáo kết quả cho Sở. Sở GTVT TP cũng sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để kiểm tra thực tế, đánh giá tổng thể về nguy cơ sạt lở để có giải pháp đói phó. Sau đó, lắp đặt biển báo hiệu khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến sạt lở.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Khu quản lý đường thủy nội địa kiến nghị làm công trình kè bảo vệ bờ
Để đảm bảo an toàn cho người dân, Khu quản lý đường thủy nội địa kiến nghị làm công trình kè bảo vệ bờ

Về lâu dài, Khu Quản lý đường thủy nội địa kiến nghị Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương cho tạm ứng 300 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố để Khu Quản lý đường thủy nội địa sớm khởi công xây dựng kè bảo vệ bờ, chống sạt lở, nhằm đảm bảo an toàn và sớm ổn định đời sống của người dân.

Quốc Anh - Đình Thảo