1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Sự khốc liệt của chiến tranh qua ảnh và những kỷ vật

(Dân trí) - Trong chiến tranh Việt Nam, các phóng viên chiến trường của Hãng thông tấn AP đã chụp những hình ảnh khốc liệt từ cuộc chiến, trong đó nhiều bức giành giải thưởng Pulitzer (một giải thưởng danh giá của Mỹ).

Tiêu biểu như những bức ảnh “Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa 1963” của Malcolm Browne; “Tổng trưởng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém – người bị tình nghi là Quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn 1968” của Eddie Adams; “Em bé Napalm – Kim Phúc 1972” của Nick Út…

Những bức ảnh này góp phần phản ánh toàn cảnh cuộc chiến ác liệt ở Việt Nam, giúp nhân dân các nước trên thế giới kể cả nhân dân Mỹ hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh phi nghĩa Mỹ đã gây ra ở Việt Nam và cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến.

Những bức ảnh đó chính là một phần trong cuộc triển lãm “Ký ức chiến tranh” tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016); 62 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2016); 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2016).

Cuộc triển lãm gồm 4 phần: 1/ Việt Nam - cuộc chiến ác liệt; 2/ Những kỷ vật trở về từ phía bên kia; 3/ Những kỷ vật sống mãi với thời gian; 4/ Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Cuộc triển lãm gồm 4 phần: 1/ Việt Nam - cuộc chiến ác liệt; 2/ Những kỷ vật trở về từ phía bên kia; 3/ Những kỷ vật sống mãi với thời gian; 4/ Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Trong phần 1 Cuộc chiến ác liệt là nhiều hình ảnh của các phóng viên Hãng AP cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến. Trong ảnh, một cố vấn Mỹ dùng bạt làm võng để đưa một người lính bị thương tới một máy bay trực thăng Mỹ để về Sài Gòn 9/1965. Ảnh tư liệu của AP.
Trong phần 1 Cuộc chiến ác liệt là nhiều hình ảnh của các phóng viên Hãng AP cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến. Trong ảnh, một cố vấn Mỹ dùng bạt làm võng để đưa một người lính bị thương tới một máy bay trực thăng Mỹ để về Sài Gòn 9/1965. Ảnh tư liệu của AP.
Một phụ nữ Việt Nam bế một em bé trên tay và kéo theo con gái chạy tới nơi trú ẩn sau khi ngôi nhà của họ bị Quân đội Việt Nam Cộng hòa đốt cháy ở gần Tây Ninh, cách Sài Gòn 96km về phía Tây Bắc 7/1963. Ảnh chụp của Horst Faas.
Một phụ nữ Việt Nam bế một em bé trên tay và kéo theo con gái chạy tới nơi trú ẩn sau khi ngôi nhà của họ bị Quân đội Việt Nam Cộng hòa đốt cháy ở gần Tây Ninh, cách Sài Gòn 96km về phía Tây Bắc 7/1963. Ảnh chụp của Horst Faas.

Bức ảnh Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 11/6/1963. Ảnh chụp của Malcolm Browne.

Bức ảnh "Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 11/6/1963. Ảnh chụp của Malcolm Browne.

Tướng Trần Ngọc Loan, Tổng trưởng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém người bị tình nghi là Quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn vào đầu cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ngày 1/2/1968. ẢNh chụp của Eddie Adams.
Tướng Trần Ngọc Loan, Tổng trưởng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém người bị tình nghi là Quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn vào đầu cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ngày 1/2/1968. ẢNh chụp của Eddie Adams.
Cựu chiến binh Đỗ Anh Dũng Trung đoàn 45 pháo binh đứng bên bức ảnh chân dung một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay Chiến tranh là địa ngục của phóng viên Horst Faas tại cuộc triển lãm Ký ức chiến tranh. Ông nhớ lại, năm 1967 bắt đầu vào Nam chiến đấu, đến 1972 thì bị thương do sức ép của bom đạn, sau đó ông được chuyển ra Bắc tiếp tục công tác trong quân đội.
Cựu chiến binh Đỗ Anh Dũng Trung đoàn 45 pháo binh đứng bên bức ảnh chân dung một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay "Chiến tranh là địa ngục" của phóng viên Horst Faas tại cuộc triển lãm "Ký ức chiến tranh". Ông nhớ lại, năm 1967 bắt đầu vào Nam chiến đấu, đến 1972 thì bị thương do sức ép của bom đạn, sau đó ông được chuyển ra Bắc tiếp tục công tác trong quân đội.
Một người phụ nữ Việt Nam bị tình nghi là Quân giải phóng đang bị tra khảo dưới họng súng của một sỹ quan cảnh sát Nam Việt Nam tại Tam Kỳ 11/1967. Ảnh tư liệu của AP.
Một người phụ nữ Việt Nam bị tình nghi là Quân giải phóng đang bị tra khảo dưới họng súng của một sỹ quan cảnh sát Nam Việt Nam tại Tam Kỳ 11/1967. Ảnh tư liệu của AP.
Bức ảnh Em bé Napalm - Kim Phúc 1972 của Nick Út. Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy kêu cứu gào thét dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi (ở giữa) đã cởi quần áo bị cháy trong khi chạy trốn.
Bức ảnh "Em bé Napalm - Kim Phúc 1972" của Nick Út. Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy kêu cứu gào thét dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi (ở giữa) đã cởi quần áo bị cháy trong khi chạy trốn.
Một người cha người Việt Nam đau đớn ôm thi thể của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe bọc thép ngày 19/3/1964. Ảnh chụp của Horst Faas.
Một người cha người Việt Nam đau đớn ôm thi thể của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe bọc thép ngày 19/3/1964. Ảnh chụp của Horst Faas.
Những khoảnh khắc lột tả sự khốc liệt của chiến tranh của các phóng viên AP khiến nhiều người xem đứng rất lâu trước mỗi bức ảnh.
Những khoảnh khắc lột tả sự khốc liệt của chiến tranh của các phóng viên AP khiến nhiều người xem đứng rất lâu trước mỗi bức ảnh.
Lưới hàng cẩu người tỵ nạn từ một xà lan lên tàu SS Pioneer Contender để sơ tán khỏi Đà Nẵng. Phải mất 8 tiếng tàu này mới đưa được khoảng 6000 người lên tàu, 30/3/1975. Ảnh chụp của Peter OLoughlin.
Lưới hàng cẩu người tỵ nạn từ một xà lan lên tàu SS Pioneer Contender để sơ tán khỏi Đà Nẵng. Phải mất 8 tiếng tàu này mới đưa được khoảng 6000 người lên tàu, 30/3/1975. Ảnh chụp của Peter O'Loughlin.
Trong những giờ phút cuối hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhân viên hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay di tản khỏi Sài Gòn, 29/4/1975. Ảnh tư liệu của AP.
Trong những giờ phút cuối hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhân viên hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay di tản khỏi Sài Gòn, 29/4/1975. Ảnh tư liệu của AP.
Ngày 31/5/2015 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Cater trao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh một số kỷ vật của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh.
Ngày 31/5/2015 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Cater trao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh một số kỷ vật của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh.
Ảnh chân dung, sổ tay và ấn phẩm ca dao kỷ vật của đồng chí Nguyễn Thị Hoa Nở do phía Hoa Kỳ trao trả.
Ảnh chân dung, sổ tay và ấn phẩm "ca dao" kỷ vật của đồng chí Nguyễn Thị Hoa Nở do phía Hoa Kỳ trao trả.
Một em bé đang chăm chú quan sát chiếc xe đạp thồ của dân công trong triển lãm Ký ức chiến tranh.
Một em bé đang chăm chú quan sát chiếc xe đạp thồ của dân công trong triển lãm "Ký ức chiến tranh".
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với người dân Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006 với tư cách là nhà quản lý của Tổ chức sáng kiến chống AIDS toàn cầu trong phần 4 Khép lại quá khứ, hướng đến tương lai.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với người dân Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006 với tư cách là nhà quản lý của Tổ chức sáng kiến chống AIDS toàn cầu trong phần 4 "Khép lại quá khứ, hướng đến tương lai".

Hữu Nghị