1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(Dân trí) - Sáng sớm nay (13/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Nam - Quảng Ngãi, bão số 4 (tên quốc tế là RAI - đồng tiền bằng đá) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Tính đến 5h sáng nay 13/9, tại Quảng Ngãi, chỉ xuất hiện những đợt mưa rào nhẹ và không có gió ở khu vực TP Quảng Ngãi.

Vào lúc 19h ngày 12/9, mực nước trên một số sông tại Quảng Ngãi dâng khá cao, lên mức báo động 2, báo động 3.


Tại Quảng Ngãi chỉ xuất hiện mưa rào.

Tại Quảng Ngãi chỉ xuất hiện mưa rào.

Trên địa bàn Quảng Nam, theo quan sát của phóng viên, từ tối qua (12/9) đến sáng nay, trời có mưa to kèm theo gió mạnh.

Đến sáng nay (13/9), mưa đã giảm nhưng gió vẫn còn mạnh. Thiệt hại ban đầu đối với cơn bão số 4 khi đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Nam chưa được thống kê.

Mưa to khi bão đổ bộ vào đất liền trên địa bàn Quảng Nam
Mưa to khi bão đổ bộ vào đất liền trên địa bàn Quảng Nam

Theo đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và gây ra lũ trên các sông trên địa bàn Quảng Nam.

Dự kiến ngày hôm nay 13/9, mực nước sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt mức 3,98m (dưới BĐ1 2,52m), sông Thu Bồn tại Giao Thủy đạt mức 3,17m (dưới BĐ1 1,12m).

Từ trưa và chiều ngày 13/9, dự kiến mực nước trên các sông trên địa bàn Quảng Nam tiếp tục lên, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Vào lúc 6h ngàu 13/9, tại Đà Nẵng, trời lặng gió, không mưa. Mọi hoạt động của người dân vẫn diễn ra bình thường.

Trước đó, vào khoảng 23h ngày 12/9, trời bắt đầu nổi gió và có mưa. Tuy nhiên, mưa và gió cũng không lớn.

Trong tối cùng ngày, một số khu vực ở các quận Sơn Trà, Thanh Khê bị mất điện trong thời gian ngắn.

Đến 5h30 ngày 13/9 trời vẫn có gió nhưng đến khoảng 6h thì lặng gió. Mọi hoạt động của người dân vẫn diễn ra bình thường.

Các chủ quán ăn sáng vẫn bày hàng để đón khách. Những tiểu thương vẫn chở hàng đến chợ để bán.

Ghi nhận, trong đầu buổi sáng, một số cây xanh bị ngã đổ, bật gốc trong đêm.

Một cụ bà gánh rau đi chợ
Một cụ bà gánh rau đi chợ


Tấm biểu hiệu bị ngã đổ trong đêm

Tấm biểu hiệu bị ngã đổ trong đêm


Một cây xanh bị gãy cành

Một cây xanh bị gãy cành

Một cây xanh khác bị bật gốc
Một cây xanh khác bị bật gốc

Các quán ăn vẫn dọn hàng đón khách
Các quán ăn vẫn dọn hàng đón khách

Một người dân đi tập thể dục buổi sáng
Một người dân đi tập thể dục buổi sáng

Ghi nhận của PV Dân trí tại TP Quy Nhơn (Bình Định), sáng 13/9, trời đã hửng nắng trở lại, trời hết mưa và gió. Như mọi buổi sáng, người dân thành phố lại đổ xô ra biển Quy Nhơn tập thể dục và tắm biển.


Thời tiết tại TP Quy Nhơn (Bình Định) nắng trở lại

Thời tiết tại TP Quy Nhơn (Bình Định) nắng trở lại

Lác đác người dân ra tắm biển
Lác đác người dân ra tắm biển
Bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới - 11
Bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới - 12

Người dân thành phố biển Quy Nhơn vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng dù đang chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Người dân thành phố biển Quy Nhơn vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng dù đang chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Trời hết mưa và gió, đường phố cây đứng lặng như tờ
Trời hết mưa và gió, đường phố cây đứng lặng như tờ

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: NCHMF).
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: NCHMF).

Theo bản tin mới của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4h ngày 13/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 6-12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả Cù Lao Chàm và huyện đảo Lý Sơn) trong sáng nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam sáng nay còn có gió giật mạnh cấp 6-9. Ngày và đêm nay (13/9), ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (phổ biến 50-150mm). Khu vực Bắc Tây Nguyên sáng nay có mưa to (phổ biến 50mm). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

Ngoài ra, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau tiếp tục có mưa giông và gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Do ảnh hưởng của bão số 4, trong đêm qua và sáng sớm nay (13/9) trên khu vực các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, một số nơi lớn hơn như: Nam Đông, Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 240mm; Nông Sơn (Quảng Nam) 150mm; Sông Vệ (Quảng Ngãi) 170mm; Trà Bồng, An Chỉ (Quảng Ngãi) 140mm.

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Tùng (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 10. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam), Lăng Cô (Huế) có gió giật mạnh cấp 8-9. Đồng Hới (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị), Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi có giật mạnh cấp 6-7.

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4 (Ảnh: NCHMF).
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4 (Ảnh: NCHMF).

Theo bản tin phát tối ngày 12/9, hồi 20h ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Nam-Bình Định khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-11.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo trong 6-9 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4h ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế-Bình Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-11.

Do ảnh hưởng bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua (Đà Nẵng-Quảng Ngãi, bao gồm cả Cù Lao Chàm và huyện đảo Lý Sơn) cấp 8, giật cấp 9-11; sóng biển cao 3-4 mét, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 9 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Bình Định tiếp tục có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua (Đà Nẵng-Quảng Ngãi) cấp 8, giật cấp 9-11; sóng biển cao 3-4 mét, biển động mạnh.

Vùng ven biển các tỉnh Quảng Bình-Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 7-8, giật cấp 9-10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra, từ đêm nay (12/9) đến khoảng ngày 14/9, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau liên tục có mưa giông và gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với đới gió đông bắc nên khu vực các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có khả năng cao xảy ra mưa giông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh.

Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định và Bắc Tây Nguyên từ hôm nay (12/9) đến ngày 14/9 có mưa vừa, mưa to đến rất to (phổ biến 100-200mm). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa, khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to (50-100mm) kèm gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Quảng Ngãi: 2 tàu cá bị sóng đánh chìm

Qua ghi nhận của PV Dân trí tại Quảng Ngãi, trong ngày 12/9, trên địa bàn xuất hiện mưa nhẹ. Đến 20h50 cùng ngày, bắt đầu xuất hiện cơn mưa nặng hạt kèm theo gió mạnh và trên các tuyến đường vắng bóng người dân đi lại.

Vào chiều ngày 12/9, 2 tàu cá QNg 44627-TS của ngư dân Nguyễn Ca và QNg 92936-TS của ngư dân Phạm Văn Hùng (đều ngụ xã Nghĩa An - TP Quảng Ngãi) đang di chuyển vào cửa Đại (xã Nghĩa An, cách bờ khoảng 600m) để trú bão thì bị sóng biển đánh chìm. Trong đó, tàu cá QNg 92936-TS bị vỡ đôi và ngư dân nỗ lực cứu máy móc, thiết bị cùng ngư lưới cụ.

2 tàu cá bị sóng đánh chìm khi chạy đến gần cửa biển trú bão số 4.
2 tàu cá bị sóng đánh chìm khi chạy đến gần cửa biển trú bão số 4.

Theo báo cáo nhanh số của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 10h ngày 12/9, số tàu cá đang hoạt động trên các vùng biển là 1.182 tàu/ 9.982 lao động. Trong đó vùng biển quần đảo Hoàng Sa: 79 tàu/821 lao động; vùng biển quần đảo Trường Sa: 190 tàu/ 3.251 lao động; Vùng biển các tỉnh phía Bắc: 399 tàu/ 2.557 lao động; vùng biển các tỉnh phía Nam: 171 tàu/1.060 lao động; vùng biển tỉnh Quảng Ngãi: 343 tàu/2.293 lao động.

Trong chiều ngày 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chủ trì cuộc họp khẩn cấp, yêu cầu các địa phương ven biển và đảo Lý Sơn triển khai các biện pháp phòng chống bão số 4. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra lệnh cấm biển kể từ 14h ngày 12/9.

Quảng Nam: Hàng ngàn tàu cá đã vào nơi trú ẩn

Theo thống kê từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, đến chiều ngày 12/9, có trên 100 tàu cá xa bờ với gần 2.400 lao động và 40 tàu gần bờ với trên 220 lao động đang hoạt động trên biển. Ngoài ra, có gần 3.900 tàu cá của ngư dân đã neo đậu trong bến.

Để hạn chế thiệt hại cho bão, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã thông báo cho các tàu đang hoạt động trên biển khẩn trương vào bờ, tìm nơi trú tránh an toàn. Các cơ quan chức năng đã hướng dẫn trên 110 tàu, thuyền vào bờ tìm nơi neo đậu để trú bão, đồng thời cấm tất cả tàu thuyền ra khơi.

Tàu cá của ngư dân các xã Tam Hải, Tam Quang (huyện Núi Thành) vào vào bờ trú bão số 4
Tàu cá của ngư dân các xã Tam Hải, Tam Quang (huyện Núi Thành) vào vào bờ trú bão số 4

Thông tin về diễn biến thời tiết, hướng di chuyển và vị trí của áp thấp nhiệt đới đã được thông báo đến các tàu thuyền đang hoạt động để có thể chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào phạm vi ảnh hưởng.

Chiều 12/9 tại cảng cá Kỳ Hà (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam), chúng tôi ghi nhận có rất nhiều tàu thuyền của ngư dân các xã Tam Quang, Tam Hải (huyện Núi Thành) và ngư dân các huyện Thăng Bình, TP Tam Kỳ… đã khẩn trương vào bờ neo đậu trú ẩn bão số 4.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với đới gió đông bắc, trong đêm qua và ngày hôm nay (12/9) ở các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, một số nơi mưa to hơn như: Tiên Sa (Đà Nẵng), Tam Kỳ (Quảng Nam) 200mm; An Chỉ, Sông Vệ (Quảng Ngãi) 230mm; Hoài Nhơn (Bình Định) 240mm; Bồng Sơn (Bình Định) 270mm;… Tại đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có mưa dông, lốc kèm gió giật mạnh.

N.Dương - H.Long - C. Bính - K.Hồng - D.Công