TP Huế:

Vụ trùng tu bia cổ Quốc Học: Hoa văn cũ còn lại rất ít, phần lớn là mới!

(Dân trí) - “Các họa tiết hoa văn cổ giữ được cái nào thì chúng tôi giữ cái nấy, còn những cái thay mới thì cũng dựa theo cái nguyên gốc mà làm hay đặt hàng giống như xưa”, ông Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung, đơn vị tư vấn thiết kế việc trùng tu Bia cổ Quốc Học, TP Huế nói.

Ông trả lời thế nào trước việc, dư luận phản ứng rất nhiều vì đơn vị ông lại không giữ những chi tiết như hoa văn, họa tiết cũ trên bia mà thay gần như hoàn toàn bằng hoa văn mới?

Chúng tôi khi làm công trình bia Quốc Học đã suy nghĩ đây không phải là di tích nhưng phải cần được ứng xử như di tích. Có 2 hướng, hoặc là xử lý cục bộ chống hư hỏng, hoặc là không trùng tu triệt để. Qua cuộc họp có lãnh đạo TP Huế và các bên liên quan, đã chọn hướng 2.

Chúng tôi đã gia cường xử lý kết cấu công trình, giằng bê tông cốt thép, xử lý nền móng, gia cường các vị trí nứt gãy… Tiếp theo là tu bổ toàn bộ họa tiết trang trí có và không có gắn sành sứ từ phần mái, các con giống như rồng, lân, búp sen. Liên quan đến màu sắc, đơn vị đã dùng bảng ngũ sắc cổ Huế của họa sĩ Phạm Đăng Trí gồm màu đỏ, vàng, tím, xanh lục, xanh dương.

Qua các ảnh đối chứng, chúng tôi đã phân tích lại các mảng màu để sơn lại đúng như xưa, nhưng do lớp vôi vữa xưa đã ra hết nên khi tô trát lại có màu tươi mới, nên người dân nhìn vào thấy mới là khá phản cảm khi bia Quốc Học xưa có màu rong rêu.

Công trình trùng tu Bia cổ Quốc Học với kinh phí 2,7 tỷ đồng sẽ được hoàn thành trước Tết Nguyên đán này
Công trình trùng tu Bia cổ Quốc Học với kinh phí 2,7 tỷ đồng sẽ được hoàn thành trước Tết Nguyên đán này

Về các hoa văn, họa tiết trang trí trên tấm bia có rất nhiều loại. Chúng tôi cố giữ các hoa văn họa tiết cũ nhưng chỉ giữ được rất ít. Như bờ nóc, bờ quyết toàn bộ bị mủng mục không giữ được. Một số ít giữ lại vẫn được gắn vào bia.

Quyết tâm của đơn vị là giữ lại được 30%, nhưng khi ra thực tế nó ngược nhau lắm. Ví dụ bậc cấp vì hư hỏng định tháo hết nhưng ở thực địa nó còn tốt nên giữ lại và gia cố chắc bằng gạch, xi măng. Các chữ “Thọ” không định phục hồi toàn bộ nhưng lúc kiểm tra thì hư hết nên phải làm mới toàn bộ. Rồi con giống định hạ xuống, tuy nhiên lên xem thì vẫn còn tốt thì chúng tôi để lại…

Nói chung các họa tiết hoa văn cổ giữ được cái nào thì chúng tôi giữ cái nấy, còn những cái thay mới thì cũng dựa theo cái nguyên gốc mà làm hay đặt hàng giống như xưa.

Vụ trùng tu bia cổ Quốc Học: Hoa văn cũ còn lại rất ít, phần lớn là mới! - 2
Một mảng phù điêu xưa còn lại
Một mảng phù điêu xưa còn lại

Nhìn vào Bia cổ Quốc Học hiện nay đã trùng tu gần xong có cảm giác như một tấm bia mới, ông có suy nghĩ như thế nào về việc trùng tu như thế này?

Như đã nói ở trên chúng tôi cố giữ được các cái cũ nhưng khá ít, cái mới thay lại cũng dựa trên nguyên bản gốc lúc xưa để làm cho giống. Nhưng vì yếu tố cũ còn lại ít mà yếu tố mới nhiều nên nhìn tổng thể thấy mới. Tuy nhiên chúng tôi không thay đổi gì kết cấu, cách trang trí, kiểu dáng vật liệu trang trí cả. Như con nghê đá vẫn còn nguyên, chỉ tô trét cho đỡ hư hỏng, búp sen giữ nguyên và thêm màu như xưa vào, chân đế bia Quốc Học không bóc dỡ, sành sứ còn dùng được vẫn để lại chỗ cũ…

Xin cảm ơn ông!

Bia cổ Quốc Học sau khi trùng tu đã gần như mới toanh

Một số chi tiết trang trí bị giản lược, bỏ đi

PV Dân trí đã đưa ra một số ảnh trước khi trùng tu và sau khi trùng tu ở một số chi tiết là đơn vị thi công đã làm giản lược, bỏ đi một số chi tiết. Như chi tiết phù điêu hoa sen có nhụy sen và các cánh xung quanh - sau khi trùng tu thì không còn cánh nữa, riêng nhụy sen còn có thể dùng lại được thì được thay mới bằng một phù điêu nhụy sen mới… ông Quảng cho biết khi nhìn thấy hình ảnh này mới hay là… lần đầu tiên biết việc đó, xin tiếp nhận ý kiến Dân trí để điều chỉnh cho phù hợp.

Tấm phù điêu trước khi trùng tu có đầy đủ nhụy, cánh hoa
Tấm phù điêu trước khi trùng tu có đầy đủ nhụy, cánh hoa
Sau khi trùng tu đã bị giản lược phần cánh, thay nhụy bằng vât liệu mới rất quá vô hồn
Sau khi trùng tu đã bị giản lược phần cánh, thay nhụy bằng vât liệu mới rất quá vô hồn

Theo nhìn nhận cảm quan thông thường, nhìn vào bia Quốc Học hiện nay không còn là một bia cổ nữa. Ngoại trừ phần cốt lõi phía trong là như xưa, còn lại toàn bộ bên ngoài đã được “phủ” bằng những yếu tố mới. Đó cũng là điều mà người dân Huế cảm thấy chướng mắt khi trùng tu mà công trình cũ lại biến thành mới.

Nghê đá xưa
Nghê đá xưa
Nghê đá sau khi trùng tu, được giữ nguyên từ nghê đá xưa và đắp xi măng cho lành lặn
Nghê đá sau khi trùng tu, được giữ nguyên từ nghê đá xưa và đắp xi măng cho lành lặn
Bờ mái lúc xưa
Bờ mái lúc xưa
Hiện tại
Hiện tại
Các họa tiết rồng xưa
Các họa tiết rồng xưa
Các họa tiết rồng nay
Các họa tiết rồng nay
Trang trí phù điêu màu xanh (ở giữa) trên cột trụ biểu từ lúc xưa còn giữ lại
Trang trí phù điêu màu xanh (ở giữa) trên cột trụ biểu từ lúc xưa còn giữ lại
Các dòng chữ ghi tên chiến sĩ trận vong phía sau bia vẫn còn giữ lại
Các dòng chữ ghi tên chiến sĩ trận vong phía sau bia vẫn còn giữ lại
Nhiều vật liệu trang trí đang được tập kết để chuẩn bị cho khâu trùng tu cuối cùng
Nhiều vật liệu trang trí đang được tập kết để chuẩn bị cho khâu trùng tu cuối cùng
Nhiều phù điêu, họa tiết... mới được thay cho loại cũ nhưng cùng kiểu tại Bia Quốc Học
Nhiều phù điêu, họa tiết... mới được thay cho loại cũ nhưng cùng kiểu tại Bia Quốc Học

Bia Quốc Học xưa với nét đẹp rêu phong cổ kính (ảnh tư liệu Đại Dương)

Bia Quốc Học xưa với nét đẹp rêu phong cổ kính (ảnh tư liệu Đại Dương)

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm